Áp xe gan là gì? Áp xe gan là tình trạng tổn thương tại gan, khi đó lá gan sẽ có biểu hiện bị sưng mủ và hình thành các lỗ nhỏ do bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng.
Áp xe gan có nguy hiểm không? Áp xe gan là bệnh cực kỳ nguy hiểm, cps tỷ lệ dẫn tới tử vong rất cao. Vậy nên, tìm hiểu thông tin bệnh và kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân chắc chắn không hề thừa.
Áp xe gan có nguy hiểm không là nỗi lo chung của nhiều người (Ảnh: Benhganmat.vn)
Đọc thêm:
- Người bị bệnh áp xe gan nên ăn gì?
- Nguyên nhân gây bệnh áp xe gan do ăn nem chua và gỏi
Triệu chứng phổ biến nhất của áp xe gan là sốt. Các bệnh nhân bị thêm bệnh đường mật còn có thêm các triệu chứng ở góc hạ sườn phải như đau, cảm ứng và phản ứng ở thành bụng, buồn nôn, ớn lạnh, chán ăn, nôn,…
Dựa theo các số liệu thống kê, khoảng 50% bệnh nhân áp xe có gan to, mềm trong góc phần tư trên hoặc vàng da. Một nửa còn lại không có các triệu chứng đặc biệt tới bệnh.
Sốt không rõ nguyên nhân cũng có thể liên quan tới bệnh áp xe gan, đặc biệt ở các trường hợp cao tuổi. Các bệnh lý ở bụng (chủ yếu vùng hạ sườn phải) được chẩn đoán liên quan tới tình trạng sốt này.
Vàng da là một biểu hiện bạn có thể đang bị áp xe gan (Ảnh: Ydvn.net)
Để có thể chắc chắn về tình trạng sức khỏe, bệnh nhân nên tới các trung tâm y tế để tiến hành các xét nghiệm. Thông thường, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm lượng alkalin phosphatase đầu tiên. 70% bệnh nhân áp xe gan đều có chỉ số alkalin phosphatase tăng trong huyết thanh.
Một vài xét nghiệm tiếp đến gồm kiểm tra albumin máu (33% bệnh nhân mắc phải), bilirubin (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), bạch cầu (xuất hiện ở 77% bệnh nhân), asparat aminotransferase AST (xuất hiện ở 48% bệnh nhân), thiếu máu (gặp ở 50% bệnh nhân), vãn khuẩn huyết ( có trong 30 – 35% bệnh nhân).
Các phương thức chẩn đoán hình ảnh được dùng phổ biến gồm chụp Xquang, chụp cắt lớp bằng máy tính CT, siêu âm, cộng hưởng từ hạt nhân MRI, quét dò tìm bạch cầu gắn gallium và indium,…
Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nửa cơ hoành nâng lên hoặc đáy bị thâm nhiễm, tràn dịch màng phổi thì phải chụp Xquang phổi xem mối liên quan tới áp xe gan. Nếu có, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng áp xe gan có nguy hiểm không rồi đưa ra quyết định điều trị.
Tùy vào từng loại áp xe gan mà có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau (chủ yếu do các loài vi khuẩn). Các nguyên nhân này sẽ quyết định triệu chứng áp xe gan có nguy hiểm không và bệnh nhân nên điều trị theo hướng nào.
Một số nguyên nhân có thể kể tới như trực khuẩn gram âm hiếu khí, cầu khuẩn đường ruột. Vi khuẩn kỵ khí ít xuất hiện trong các trường hợp áp xe gan vì đường mật. Ngược lại, vị khuẩn kỵ khí lại hay có mặt trong các ca áp xe gan do nhiễm khuẩn vùng phúc mạc và tiểu khung.
Vi khuẩn Entemoeba histolytica là một trong nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh (Ảnh: Baomoi.com)
Một vài trường hợp áp xe gan hiếm gặp do nấm Candida tấn công. Loại nấm này thường tấn công bệnh nhân đang trong quá trình dùng thuốc chữa trị ung thư. A míp cũng là một tác nhân không quá phổ biến. Các trường hợp này thường được xác định qua xét nghiệm huyết thanh.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, áp xe gan sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Vỡ vào màng ngoài tim: biến chứng này tương tự như ép tim hoặc suy tim rất nguy hiểm. Nếu người bệnh không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao do ép tim cấp.
- Vỡ vào phổi và khoang màng phổi: Nếu ổ áp xe ở đỉnh gan bên phải vỡ sẽ làm thủng cơ hoành và vỡ thẳng vào phổi, khiến người bệnh khạc ra mủ hoặc ộc mủ.
- Vỡ vào ống tiêu hóa: vỡ vào đại tràng khiến người bệnh đại tiện có mủ, máu kéo dài; vỡ vào dạ dày sẽ làm cho người bệnh nôn ra mủ và máu.
- Vỡ vào ổ bụng: đây là một trong những biến chứng áp xe gan rất hay gặp. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời, biến chứng có thể gây tử vong do sốc nhiễm khuẩn.
- Một số biến chứng khác: áp xe gan cho amip bị bội nhiễm, nung mủ kéo dài và nhiễm trùng lan rộng.
Ngày nay, nhờ vào các phương tiện chẩn đoán hiện tại mà các biến chứng này ít xảy ra hơn vì áp xe gan được phát hiện từ rất sớm.
Áp xe gan thường có hai cách điều trị chính: phẫu thuật và nội khoa.
Trên thực tế, phương pháp điều trị bằng cách chọn dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật phổ biến nhất. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp nội khoa đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Câu hỏi áp xe gan có nguy hiểm không ngày càng được cung cấp những câu trả lời hiệu quả hơn.
Bệnh nhân áp xe gan có thể chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa hay phẫu thuật (Ảnh: Bookingcare.vn)
Phương pháp nội khoa dùng thuốc kháng sinh phổ rộng điều trị áp xe gan như thuốc chữa nhiễm khuẩn máu vì nhiễm khuẩn ổ bụng. Trước đó, phần lớn trường hợp đều chọc hút ổ áp xe để chuẩn bị cho điều trị nội khoa. Phương pháp này cho kết quả điều trị hiệu quả hơn nhờ kết quả nuôi cấy bệnh phẩm.
Các trường hợp điều trị mà không chọc dẫn lưu qua da phải dùng kháng sinh trong thời gian dài hơn khiến hiệu quả điều trị thấp hơn. Vậy nên, khi điều trị, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên chọc hút ổ áp xe trước rồi mới bắt đầu điều trị.
Tỷ lệ tử vong do áp xe gan vẫn đang ở mức cao (khoảng 15% tổng số trường hợp mắc bệnh). Phương pháp dẫn lưu qua da vẫn còn các hạn chế như nhiều ổ, ổ áp xe lớn, áp xe chứa chất nhớt, nhầy, xuất hiện các một số bệnh,…Vậy nên, bệnh áp xe gan có nguy hiểm không chắc chắn vẫn còn ám ảnh nhiều người trong thời gian dài sắp tới.