Alzheimer là căn bệnh thoái hóa cả não bộ không thể hồi phục. Các tế bào thần kinh ở vỏ não và cấu trúc xung quanh khu vực võ não bị tổn thương là nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ, làm giảm khả năng phối hợp vận động, khả năng cảm nhận, cảm giác bị rối loạn… và cuối cùng khiến người bệnh bị mất trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Y Kansas (Mỹ) đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu trên 53 người mắc bệnh mất trí nhớ trong 2 năm. Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều trên 60 tuổi, trong đó có 32 người gia đình chưa từng có người mắc bệnh Alzheimer, 11 người có mẹ và 10 người có cha đã từng mắc bệnh Alzheimer. Tất cả các bệnh nhân đều được kiểm tra khả năng nhận thức và được tiến hành quét não.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mà trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Alzheimer thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn gấp 4 đến 10 lần so với những người có gia đình không ai mắc bệnh.
Bệnh Alzheimer có di truyền không nếu tiền sử gia đình bạn có người bị bệnh này? (Ảnh: Internet)
Mặc dù liên kết di truyền của bệnh chiếm 50% các trường hợp mắc bệnh, nhưng bạn vẫn có khả năng ngăn chặn Alzheimer bằng cách thay đổi lối sống. Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh Alzheimer, bạn cần lưu ý những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh này là suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và nhận thức, để từ đó có những biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.
Câu hỏi bệnh Alzheimer có di truyền không đã được giải đáp, nhưng liệu cơ chế di truyền bệnh như thế nào?
Những người bị bệnh Alzheimer do di truyền thường sẽ thừa hưởng gene gây bệnh từ những người thân trong gia đình mắc bệnh này.
Chuyên gia thần kinh Kristin Rotblatt đến từ Trung tâm Y tế Lotus (Mỹ) giải thích: "Bộ não của con người cần có một sự cân bằng insulin để ổn định các hoạt động một cách tối ưu. Gene gây bệnh được kích hoạt khiến cho insulin trong não bộ quá cao, khiến cho các mảng bám amyloid phát triển khiến các tế bào não bị xơ cứng. Do đó, não bị tổn thương dẫn đến bệnh Alzheimer phát triển dễ dàng."
Người bị bệnh Alzheimer do di truyền thừa hưởng gene gây bệnh từ những người thân trong gia đình mắc bệnh này (Ảnh: Internet)
Ngoài nguyên nhân di truyền, những yếu tố như bộ não dễ bị tổn thương do viêm gây ra bởi các kim loại nặng độc hại, thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ.
Não bộ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Hoạt động của não diễn ra bình thường và ổn định chỉ khi não được liên tục cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản và B12, chất béo lành mạnh, các chất chống oxy hóa như CoQ10 để bảo vệ não khỏi tác hại của các gốc tự do.
Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và tránh căng thẳng để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (Ảnh: Internet)
- Bạn nên tập thể dục đều đặn, giữ cho tinh thần thật thoải mái, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá ngay lập tức và cố gắng tránh xa những căng thẳng có thể gây ra chứng trầm cảm (lời khuyên của TS. Deborah Barnes - Đại học California, Mỹ).
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý và thay đổi lối sống sao cho lành mạnh để ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, không có tác dụng phụ để đề phòng bệnh Alzheimer.
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ tuổi già Alzheimer được chẩn đoán trên toàn thế giới đã đạt mốc 30 triệu người, chỉ tính riêng nước Mỹ cũng đã có tới 5,4 triệu trường hợp. Các nhà khoa học dự đoán theo đà này vào năm 2050, con số mắc bệnh Alzheimer sẽ đạt đến 100 triệu trường hợp được chẩn đoán.
Số người mắc bệnh Alzheimer vào năm 2050 được dự đoán đạt con số 100 triệu (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những "phần nổi" đã được thế giới xác định. Hầu hết mọi người vẫn cho rằng, mất trí nhớ chỉ là quá trình lão hóa tự nhiên của con người nên không mấy ai quan tâm. Tuy nhiên nhiều người qua đời vì mắc bệnh Alzheimer mà người nhà vẫn không biết, do đó, con số thực tế mắc bệnh này còn cao hơn nhiều.
Điều này thực sự rất nguy hiểm vì theo thống kê, Alzheimer là một trong những lý do hàng đầu gây tử vong ở người già chỉ sau đột quỵ và tim mạch.
Theo Healthplus