Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao?

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao?
Rất nhiều mẹ lúng túng khi gặp phải vấn đề cho bé bú rất lâu rồi, con đã no, nhả ti ra rồi không bú nữa nhưng khi đặt bé xuống là bé lại khóc đòi bú tiếp. Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao? Có nên cho bú tiếp hay không?

Không ít vấn đề các mẹ bỉm sữa gặp phải khi nuôi con. Nổi bật trong đó là khi cho bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao?

1.  Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao?

Trẻ sơ sinh biểu đạt mong muốn của mình thông qua sự quấy khóc, để đưa tới thông tin cho mẹ biết trẻ đang đói, đang muốn ngủ, đang khó chịu …Vì vậy nếu trong trường hợp cho trẻ bú rất lâu rồi, mẹ nghĩ là trẻ đã ăn no nhưng bé vẫn khóc đòi bú tiếp cũng có rất nhiều nguyên nhân. 

1.1. Bé vẫn còn đói

Nguyên nhân đầu tiên khiến bé đòi bú tiếp mặc dù đã bú trước đó rồi là bé vẫn còn đói. Mẹ nên xác định rõ lại xem bé thực sự đã no hay chưa? 

- Nếu trường hợp bé no rồi cho bé bú tiếp có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé, bé quá no có thể gây trớ, ọc sữa.

- Nếu trường hợp bé còn đói mẹ sẽ thấy bé có một số biểu hiện khác như cố gắng mút bất cứ thứ gì ở gần miệng bé, liếm môi, gây ồn bằng việc quấy khóc.

Khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú tiếp có thể bé chưa thực sự bú đủ, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo cho bé được ăn đủ.

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao?

Trẻ sơ sinh biểu đạt mong muốn của mình thông qua sự quấy khóc (Ảnh: Internet)

1.2. Bé muốn được dễ ngủ hơn

Khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú có thể là do bé đang gắt ngủ. Mẹ có thể quan sát thấy biểu hiện của con khó ngủ như: trẻ ngáp nhiều, khó chịu, cáu kỉnh, khóc, quấy …lúc này trẻ muốn được ngủ. Nhưng bé lại bị khó ngủ dẫn tới quấy khóc đòi bú để được ôm ấp, ngậm ti mẹ, tìm sự ấm áp an toàn, giúp bé dễ ngủ hơn

1.3. Bé bú căng bụng vẫn đòi bú là vì mệt mỏi, khó chịu

Mệt mỏi, khó chịu cũng là những lý do khiến trẻ dù đã bú no căng bụng vẫn đòi bú. Bởi lẽ, việc đòi bú lúc này là để trẻ tìm tới sự ôm ấp, an tâm nghỉ ngơi. Khi trẻ khó chịu, mệt mỏi muốn tìm sự an tâm, vỗ về trẻ sẽ có một trong những biểu hiện sau đây: Trẻ ngáp, dụi mắt, nắm chặt tay, quấy khóc, đòi bú mút… Để giúp trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm nghỉ ngơi.

1.4. Triệu chứng của đau ruột

Khi bé đã bú căng bụng vẫn đòi bú tiếp có thể báo hiệu triệu chứng của đau ruột. Khi bị đau bé thường quấy khóc, cáu kỉnh, mặt đỏ, căng thẳng, chân tay khua khoắng, nắm chặt tay, nhăn nhó…

Để cảm thấy dễ chịu hơn bé muốn được giảm đau nhờ vào việc bú tí mẹ, được mẹ ôm vì vậy dù đã bú nó căng bụng nhưng bé vẫn muốn được bú tiếp.

1.5. Trẻ đang trải qua thời kỳ phát triển vượt trội

Khi trẻ sơ sinh đã qua giai thời kỳ phát triển vượt trội thường muốn được ti mẹ nhiều hơn bình thường. Vì vậy mà nhiều khi dù bé đã được bú căng bụng vẫn đòi bú tiếp.

Thời kỳ phát triển vượt trội, trẻ thường phát triển nhanh các mốc mẹ nên lưu ý bao gồm:

- 7 đến 14 ngày tuổi

- 2 tháng tuổi

- 4 tháng tuổi

- 6 tháng tuổi

Những mộc này có thể bé sẽ đòi bú nhiều hơn bình thường, vì vậy có thể mẹ thấy bé bú khá lâu nhưng chưa chắc bé đã bú đủ.

2. Mẹ cần làm gì khi con bú căng bụng vẫn đòi bú tiếp?

Vấn đề khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú mẹ cần xác định được nguyên nhân của việc tại sao bé đòi bú tiếp để đưa ra hướng xử lý phù hợp.

- Nếu bé bú căng bụng vẫn đòi bú do thực tế bé vẫn còn đói: Lúc này mẹ có thể cho con bú thêm theo nhu cầu của bé.

- Nếu trường hợp bé bú căng bụng vẫn đòi bú do muốn được dễ ngủ hơn thì mẹ có thể cho con bú tiếp, nhưng cần quan sát con xem có biểu hiện ọc sữa, quấy khóc hơn hay không. Ngược lại, nếu con đã bú đủ rồi mẹ nên tìm biến pháp khác như dùng ti giả, vỗ về con, hát ru con hoặc sử dụng tiếng ồn trắng để cho bé cảm giác dễ ngủ hơn.

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì sao? - Ảnh 3.

Mẹ cần làm gì khi con bú căng bụng vẫn đòi bú tiếp? (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Mẹ bị mất sữa đột ngột phải làm sao? Bật mí những cách gọi sữa về dành cho mẹ sau sinh

Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ trong một ngày?

- Nếu trường hợp bé bú căng bụng vẫn đòi bú do bị đau ruột mẹ nên kiểm tra bụng của con, massage bụng… Khi đã loại trừ hết nguyên nhân gây quấy khóc đòi ti tiếp của bé mà vẫn thấy bé quấy khóc nhiều hơn mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý kiểm tra các vấn đề bên ngoài như nhiệt độ phòng, tã bỉm của con, không gian xung quanh con, quần áo của con … xem còn nguyên nhân nào khác nữa không, để kịp thời xử lý.

3. Dấu hiệu nhận biết bé bú không đủ sữa?

Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, các mẹ cần phải để ý những dấu hiệu nhận biết bé bú không đủ sữa. Mục đích để tránh trường hợp thấy bé bú khá lâu cứ nghĩ bé đã bú đủ mà thực tế thì bé lại chưa được bú đủ no.

3.1. Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian mỗi lần bú của bé là khác nhau. Trung bình sẽ từ khoảng 10-20 phút/cứ bú. Nếu trong trường hợp thời gian bú của bé quá ngắn hoặc quá dài có thể bé đã không được bú đủ sữa.

- Thời gian quá ngắn có thể bé biếng ăn, không ăn đủ no

- Thời gian quá dài có thể sữa mẹ không đủ cho bé bú no

Vì vậy mẹ cần chú ý thời gian bú của bé để theo dõi lượng ăn của con, có đủ hay không, đảm bảo việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bé tốt nhất.

3.2. Bé chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng bé đang chưa nhận được đủ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Bình thường khi mới sinh ra bé sẽ bị sụt nhẹ cân một chút. Nhưng sau đó 10-14 ngày tuổi bé lại đạt được trong lượng như lúc mới sinh ra và dần tăng cân lên. 

Trung bình bé sẽ tăng theo mốc như sau:

- Từ 0-3 tháng: bé sẽ tăng khoảng 100-200g/tuần

- Từ 3-6 tháng: bình thường sẽ tăng khoảng chừng 100-140g/tuần

- Từ 6-12 tháng: bình thường sẽ tăng khoảng 60-100g/tuần

Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị ốm bị sụt cân là chuyện bình thường không thể tránh khỏi, hoặc có thể bị chững lại 1-2 tuần không tăng cân. Nhưng nếu xuất hiện tình trạng sụt cân nhanh mẹ nên để ý chế độ ăn của con, đã đủ lượng sữa hay chưa.

3.3. Ngực xẹp không căng khi cho con bú

Bình thường trong trường hợp mẹ cho con bú thì ngực sẽ căng lên do sữa về. Có một số mẹ sữa nhiều còn xuất hiện tình trạng căng ngực, sữa chảy ra, nhưng cũng có trường hợp khi cho con bú ngực của mẹ xẹp không căng, không có cảm nhận sữa về nhiều. Lúc này rất có thể các mẹ đã bị mất sữa.

Như vậy bé bú căng bụng vẫn đòi bú cũng có rất nhiều lý do khác nhau. Các mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để tiến hành xử lý kịp thời, trong trường hợp đã loại trừ hết các nguyên nhân trên mà con vẫn quấy khóc cả ngày không ngừng mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.


https://suckhoehangngay.vn/be-bu-cang-bung-van-doi-bu-vi-sao-20220725094147068.htm
Tác giả: Nguyễn Lương