Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng ngạt mũi khó thở. Đó là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy bít lại. Trẻ sẽ phải thở bằng miệng và rất nhiều trẻ cảm thấy khó chịu do chưa quen cách thở như vậy. Đối vởi trẻ nhỏ, ngạt mũi còn làm các bé gặp khó khăn trong việc ăn uống và khi ngủ.
Bé bị ngạt mũi khó thở thường khiến cha mẹ lo lắng (Nguồn: Internet)
Nghẹt mũi không tự có mà nó là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp hay gặp ở trẻ. Bệnh cảm cúm là nguyên nhân hàng đầu khiến bé ngạt mũi khó thở. Bên cạnh cảm cúm, một số bệnh sau cũng làm trẻ bị ngạt mũi như: dị ứng bụi, phấn hoa; viêm xoang; một số chất gây kích ứng cho đường hô hấp của bé (bụi, khói thuốc lá, nước hoa); bệnh do vi rút gây ra như cúm, cảm lạnh.
Khi có dấu hiệu bé ngạt mũi khó thở, bí quyết đơn giản, hiệu quả và an toàn chính là sử dụng nước muối sinh lý hay nước biển sinh lý phun sương. Cách này làm mềm vảy cứng, loãng dịch nhầy đóng chặt trong mũi, đào thải chất nhầy ra bên ngoài, giúp trẻ thông thoáng mũi và dễ thở hơn. Không những vậy, biện pháp này còn giúp trẻ đào thải các mầm bệnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ. Chỉ với nước muối và nước biển sinh lý, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì công dụng sát khuẩn, an toàn cho niêm mạc mũi với nồng độ muối cao.
Nước muối sinh lý là cách hữu hiệu chữa ngạt mũi cho trẻ (Nguồn: Internet)
Nước biển sinh lý phun sương được bổ sung rất nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho mũi. Phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh mũi đối với trẻ nhỏ từ 2 đến 4 lần mỗi ngày, đối với trẻ sơ sinh cần rửa mũi cho bé trước khi ăn hoặc bú. Biện pháp rửa mũi tuy đơn giản nhưng lại vô cùng công hiệu, nhiều trẻ hết ngạt mũi khó thở nhờ cách này.
Nếu bé ngạt mũi khó thở kèm theo hàng loạt triệu chứng như sốt, bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc,…cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ khám bệnh. Trẻ sẽ được chi định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc long đờm, thuốc nhỏ mũi giúp khỏe lại nhanh chóng.
Tuy nhiên, thuốc không phải là biện pháp hoàn toàn hữu dụng dành cho các bé, vệ sinh mũi vẫn rất quan trọng với trẻ em vì nó giúp mũi phục hồi các chức năng tự nhiên. Việc rửa mũi cho trẻ còn làm tăng tác dụng của thuốc, làm cho trẻ dễ thở hơn, giúp trẻ ăn ngon và ngủ yên giấc.
Rất nhiều bậc phụ huynh mong muốn chọn loại nước muối sinh lý tốt cho trẻ nhưng không phải ai cũng biết loại nào tốt. Một lời khuyên được nhiều bác sĩ đưa ra chính là sử dụng nước muỗi sinh lý vô trùng NaCl 0,9% và nước biển sinh lý phun sương vô trùng.
Các loại nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh có tác dụng phun sương với áp lực nhẹ, không gây đau hay tổn thương niêm mạc mũi non nớt. Bạn nên đặt bé nằm nghiêng đầu, nhỏ hoặc xịt nước muối vào lần lượt 2 cánh mũi, sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sạch chất nhầy trong mũi bé, sau cùng là dùng khăn mềm lau sạch mũi của trẻ.
Đối vơi bé ngạt mũi khó thở ở độ tuổi từ 3 – 5 tuồi, cha mẹ nên vệ sinh mũi trẻ từ 1 – 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Cách làm rất đơn giản: để trẻ ngồi nghiêng, quay mặt về phía tay thuận của cha mẹ, xịt hoặc nhỏ từng bên mũi, cho trẻ hỉ mũi và lau sạch.
Đối với trẻ lớn, bạn hãy hướng dẫn trẻ cách vệ sinh mũi hàng ngày. Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quên hỉ mũi để dịch nhầy thoát ra ngoài sau khi dùng nước muối sinh lí.
Các thói quen giữ vệ sinh cá nhân cũng cần được quan tâm (Nguồn: Internet)
Việc tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh thân thể như rửa tay, đánh răng cũng cần chú trọng. Việc này sẽ giúp hạn chế các vi rút, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ và giúp trẻ không mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cha mẹ cũng cần điều trị bệnh triệt để để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Việc dùng thuốc cho trẻ phải theo sự kê toa của bác sĩ. Cha mẹ cũng nên chú ý giảm các yếu tố nguy cơ như khói than, bụi bẩn, khí lạnh cho con.
Bé ngạt mũi khó thở luôn làm các phụ huynh lo lắng vì các bé rất dễ mệt mỏi, quấy khóc. Cách sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước biển sinh lý phun sương này sẽ giúp phụ huynh giải quyết nỗi lo nhanh chóng và giúp trẻ hết ngạt mũi khó chịu.