Bé bị tay chân miệng biếng ăn, mẹ phải làm gì?

Bé bị tay chân miệng biếng ăn, mẹ phải làm gì?
Khi mắc bệnh tay chân miệng, các nốt mụn có thể gây ra viêm loét, tổn thương niêm mạc miệng, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt. Vậy cha mẹ phải làm gì khi bé bị tay chân miệng biếng ăn?

1. Vì sao bé bị tay chân miệng biếng ăn?

Tay chân miệng là bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, đau họng nhẹ, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa,... Đồng thời, các nốt mụn nước có thể xuất hiện tại nhiều bộ phận trên cơ thể như: niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối,... Trong đó, các nốt mụn nước trong miệng thường gây viêm loét, tổn thương niêm mạc.

Ảnh 1.

Vì sao trẻ bị tay chân miệng biếng ăn? (Ảnh: Internet)

Tất cả các triệu chứng trên, đặc biệt là các nốt mụn nước bị loét trong niêm mạc miệng, má, lưỡi, lợi chính là nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng biếng ăn. Thêm vào đó, cảm giác mệt mỏi, cơ thể không khỏe mạnh cũng làm tăng lên cảm giác chán ăn, khó nuốt. 

Ngoài ra, những món ăn được chế biến không đúng cách cũng có thể làm bé gặp phải nhiều khó khăn trong việc nhai, nuốt và tiêu hóa, dẫn đến bỏ ăn. Vậy phải làm gì khi bé bị tay chân miệng biếng ăn?

2. Làm gì khi bé bị tay chân miệng biếng ăn?

Khi việc bé bị tay chân miệng biếng ăn là điều rất khó tránh khỏi, cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để kích thích trẻ thèm ăn, hạn chế tình trạng bỏ bữa.

Ảnh 2.

Các nốt viêm loét trong miệng là nguyên nhân khiến bé bị tay chân miệng biếng ăn (Ảnh: Internet)

Việc ép trẻ ăn thật nhiều sẽ càng làm tình trạng bé bị tay chân miệng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn. Nếu nhận thấy lượng ăn trong một bữa của bé không cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Lưu ý nhỏ là các bữa ăn nên cách nhau tối thiểu 3 giờ.

Cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết và đảm bảo cung cấp đủ bốn nhóm chất cần thiết cho trẻ mắc tay chân miệng. Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng, các chất dinh dưỡng không thể thiếu là: Chất bột đường (Carbohydrat/Gluxid); Chất đạm (Protid); Chất béo (Lipid); các vitamin và chất khoáng.

Từ các loại nguyên liệu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị tay chân miệng trên, cha mẹ nên thường xuyên thay đổi, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với khẩu vị của bé để kích thích vị giác và cảm giác thèm ăn của bé. Khi cho bé ăn, nên sử các loại thìa nhỏ, không có cạnh sắc nhọn để đút cho bé ăn.

Ảnh 3.

Nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng, nhuyễn, nhừ (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, các món ăn cho trẻ bị tay chân miệng nên được chế biến ở dạng lỏng, được nấu nhuyễn hoặc hầm nhừ để bé không gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt cũng như tiêu hoá. Ngoài ra, nên tránh để bé sử dụng các món ăn khi chúng còn đang quá nóng vì có thể làm các vết loét trong miệng bị tổn thương nặng hơn.

Nếu bé bị tay chân miệng biếng ăn, không chịu dùng các món mặn, cha mẹ có thể thay thế tạm thời bằng các loại sữa hoặc ngũ cốc ăn liền. Trong thời gian này, cha mẹ cũng nên bổ sung các loại nước ép trái cây có lợi cho sức khoẻ theo sở thích của bé.

3. Lưu ý khi bé bị tay chân miệng biếng ăn

Các loại dụng cụ và tay của mẹ và bé đều phải đảm bảo đã được rửa sạch trước và sau mỗi bữa ăn. Các loại bát, đũa, thìa,... của trẻ bị tay chân miệng nên được sử dụng riêng để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh.

Ảnh 4.

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị tay chân miệng biếng ăn (Ảnh: Internet)

Khi bé bị tay chân miệng biếng ăn, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng và tạo áp lực cho trẻ. Tay chân miệng thông thường là bệnh có thể khỏi sau khoảng 1 tuần. Trong thời gian phục hồi, cảm giác thèm ăn của bé sẽ quay trở lại. Đây là thời điểm phù hợp để cha mẹ cho bé ăn lại bữa, giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do thời kỳ bỏ ăn trước đó.


Tác giả: Thảo Ngân