Trào ngược là thuật ngữ dùng để chỉ sự tràn chất dịch từ dạ dày lên thực quản qua lỗ tâm vị.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được hình thành khi hiện tương này sảy ra thường xuyên, gây nên các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh: internet)
Các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản gây ra trong đường tiêu hóa như: chảy máu thực quản, viêm loét dạ dày hay các bệnh về đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm họng hạt,...
Bên cạnh đó còn có một số những biến chứng khác giống với biểu hiện của bệnh đau tim như đau tức ngực, hen phế quản.
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản gây ho (Ảnh: internet)
Ho, viêm họng do biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản khác so với ho do viêm phế quản, cho nên phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Với các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, điều trị bệnh cần kết hợp phương pháp của các bác sĩ tiêu hóa, bác sĩ nội soi với bác sĩ tai mũi họng mới có hiệu quả.
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa ho và viêm họng do biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản và do viêm phế quản gây ra:
- Ho, viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra:
+ Triệu chứng: ợ nóng hoặc trớ.
+ Nội soi: Viêm thực quản.
+ Xét nghiệm lâm sàng: Phim chụp XQuang thực quản bất thường, Theo dõi pH thực quản.
+ Kiểu trào ngược: Nằm (đêm),
- Ho, viêm họng do viêm phế quản:
+ Triệu chứng: Khàn giọng, khó nuốt, nghẹn, khạc đàm, ho...
+ Nội soi: viêm thanh quản.
+ Xét nghiệm lâm sàng Theo dõi pH thực quản, theo dõi pH hầu.
+ Kiểu trào ngược: Đứng (Ngày).
Ung thư thực quản là một trong những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh: internet)
Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến hình thành một loại thực quản mới gọi là Barrett và gây ra ung thư thực quản.
Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi đi kèm với các triệu chứng như nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, bị ho khạc liên miên, đau ngự và đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên.
Sau một thời gian mắc bệnh, bệnh nhân có hiện tượng gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút đến 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng. Có những biểu hiện khác như: da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ đặc biệt là mặt và hai bàn tay.
Viêm hệ thống hô hấp do biến chứng của trào ngược dạ dày (Ảnh: internet)
Viêm hệ thống hô hấp cũng là một trong những biến chứng của trào ngược dạ dày. Triệu chứng thường gặp là ho kéo dài.
Một số trường hợp bệnh nhân bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên – hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai…
Họng có mối quan hệ "thân thiết" với dạ dày và mũi xoang, do vậy các bệnh liên quan đến họng không thể tách rời bệnh học của mũi xoang và dạ dày thực quản. Muốn khỏi bệnh, người bệnh cần điều trị được các nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày.
Để điều trị có hiệu quả, người bệnh cần kết hợp giữa thay đổi lối sống, thói quen ăn uống với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp có thể điều trị bằng biện tháp can thiệp.
Ăn uống một cách khoa học (Ảnh: internet)
- Ăn uống một cách khoa học cũng là một giải pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Chẳng hạn như hạn chế thực phẩm có chất kích thích (cafe, nước có ga); các thực phẩm giàu chất béo như socola, mỡ động vật, bơ…
- Điều chỉnh tâm lý: Nhiều người đã biết rằng stress là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh trong đó có bệnh trào ngược dạ dày. Do vậy, giải tỏa căng thẳng là điều rất cần thiết.
- Ngủ nghỉ: người bệnh nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ. Thông thường các hiện tượng trào ngược thường hay xảy ra trong khi nằm, khi cơ thắt thực quản dưới yếu. Do vậy, người bệnh nên kê cao đầu khi đi ngủ bằng một chiếc gối khoảng 15 đến 20cm.
Thuốc trung hòa acid: Có tác dụng trung hoà acid dịch vị, các nhóm thuốc thường dùng là: các muối nhôm, các muối magnesi cùng các sản phẩm như alusi, maalox, tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp trào ngược nhẹ.
Thuốc kháng thụ thể H2: Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid. Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngăn tiết acid tốt nhất: omeprazole, rabeprazole, esoprazole... thường phù hợp cho trào ngược họng - thanh quản.
Lưu ý: sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: giảm axit trong dạ dày, tiêu hóa kém hơn, dạ dày đầy gây tác động ngược lại lên cơ thắt thực quản dưới nên trào ngược vẫn có thể xảy ra.
Do đó, dùng thuốc chỉ để khắc phụ trào ngược tạm thời, chứ không thể điều trị lâu dài được.
Phẫu thuật là một phương pháp cần thiết điều trị bệnh (Ảnh: internet)
Phẫu thuật là một phương pháp cần thiết đối với những trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng, và gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho các mô tế bào khác, hoặc các bệnh nhân điều trị lâu dài nhưng không hiệu quả.
Phẫu thuật giúp tạo một van mới vùng cơ tâm vị nhằm mục đích ngăn chặn dịch vị và thức ăn trào lên thực quản và họng.
Tổng hợp