Hiện nay, ở một số loại dược phẩm ngoài tác dụng chữa trị bệnh còn có các phản ứng phụ như gây suy giảm trí nhớ, gây mùi cơ thể,..Đặc biệt một số dược phẩm, thuốc gây trầm cảm khiến nhiều người lo lắng.
Đối với những bệnh nhân cao huyết áp, thuốc là thứ không thể thiếu trong quá trình điều trị. Thông thường, trong đơn thuốc chữa cao huyết áp thường chứa các nhóm thuốc ức chế beta như: atenolol (Tenormin), carvedilol (Coreg), metoprolol, propranolol (Inderal), sotalol (Betapace), timolol (Timoptic) và các loại thuốc có hậu tố là "olol".
Các nhóm thuốc này thường có tác dụng hoạt hóa bằng cách chặn lại các tác động của hormone adrenaline. Các nhóm thuốc ức chế beta vừa kể trên còn được sử dụng để điều trị các cơ đau thắt vùng ngực và các chứng bệnh như: đau nửa đầu, run, nhịp tim bất thường, sụp mắt và các bệnh khác về tăng nhãn áp.
Các nhóm thuốc chẹn beta có thể là nguyên nhân gây ra chứng trầm (Ảnh: Internet)
Tuy vậy, các nhóm thuốc chẹn beta có thể là nguyên nhân gây ra chứng trầm. Dù các nhà khoa học chưa tìm ra câu trả lời cặn kẽ cho việc các nhóm thuốc gây trầm cảm kể trên, tuy nhiên họ khuyến cáo bệnh nhân khi sử dụng các loại thuốc này, thậm chí còn gây mệt mỏi và suy giảm tình dục.
Giải pháp khi sử dụng thuốc chữa cao huyết áp đó là sử dụng thuốc chẹn benzothiazepine hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay thế loại thuốc hạ huyết áp khác để tránh nguy cơ thuốc gây trầm cảm, nhất là nhóm người cao niên có tiền sử mắc phải căn bệnh này.
Corticosteroid là nhóm thuốc thường sử dụng trong các kê đơn điều trj chứng viêm mạch máu, cơ bắp thường gặp như: viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren và bệnh gút. Phổ biến là các nhóm chứa: thuốc cortisone, methylprednisolone, prednisone và triamcinolone.
Tuy nhiên, đây có thể là loại thuốc gây trầm cảm do ảnh hưởng của nó tới serotonin. Nghiên cứu cho thấy mức độ corticosteroid thấp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới serotonin, làm giảm lượng hormone này trong cơ thể. Nếu serotonin giảm xuống sẽ gây ra trầm cảm và rối loạn tâm thần. Thậm chí trong một vài trường hợp nguyên nhân gây trầm cảm có thể đến từ việc bỏ dùng corticosteroid đột ngột.
Giải pháp: nên thay thế nhóm thuốc Corticosteroid bằng các nhóm thuốc như Acetaminophen (Tylenol), aspirin, tramadol (Ultram) hoặc dùng nhóm thuốc có chứa thành phần thuốc phiện nhẹ như hydrocodone/acetaminophen (Vicodin).
Corticosteroid có thể là loại thuốc gây trầm cảm do ảnh hưởng của nó tới serotonin (Ảnh: Internet)
Nhóm thuốc ngủ Benzodiazepine còn được biết đến với cái tên là thuốc an thần benzodiazepine. Loại thuốc này thường được kê đơn khi bệnh nhân cần điều trị chứng lo âu, mất ngủ và thư giãn cơ bắp.
Một số loại thuốc trong nhóm này có thể kể đến như: thuốc alprazolam (Xanax), diazepam (Valium), estazolam (ProSom), flurazepam (DALMANE), lorazepam (Ativan), Temazepam (Restoril) và triazolam (Halcion).
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây trầm cảm đến từ các loại thuốc ngủ benzodiazephine là vì nó không chuyển hóa hết được ở gan, gây nên các tích cụ và dẫn tới độc hại cho cơ thể.
Sau đó, nhóm thuốc gây trầm cảm này khiến cơ thể xuất hiện cảm giác nôn nao, làm gia tăng bệnh trầm cảm. Nhóm người lớn tuổi do sức khỏe yếu, do gan thiếu một loại enzyme quan trọng để chuyển hóa các loại thuốc nên cũng dễn bị trầm cảm do dùng Benzodiazepine.
Giải pháp: hãy tạo ra thói quen ngủ nghỉ khoa học ngủ và thức đúng giờ, tránh ăn no trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ, dành 30 phút thư giãn trước khi lên giường. Ngoài ra, có thể bổ sung Melatonin để hỗ trợ giấc ngủ, hạn chế tối đa việc dùng thuốc ngủ.
Các loại thuốc ngủ benzodiazephine là vì nó không chuyển hóa hết được ở gan, gây nên các tích cụ và dẫn tới độc hại cho cơ thể. (Ảnh: Internet)
Thuốc Estrogen (Premarin) để trị chứng bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác là nhóm thuốc được biết đến với công dụng làm thay đổi nội tiết tố.
Nguyên nhân vì sao đây là nhóm thuốc gây trầm cảm đã được các nhà khoa học giải thích do trong quá trình sao chép chức năng của các hormone trong cơ thể loại thuốc này gây ra các vấn đề nan y khác, nhất là tương tác thuốc với hệ thống thần kinh trung ương. Nghiên cứu cho thấy việc thay đổi hoóc-môn có liên quan đáng kể việc gia tăng các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Giải pháp: những phụ nữ mãn kinh nên cân nhắc khi sử dụng thuốc thay đổi nội tiết tố khi gặp các hiện tượng bốc hỏa, nóng bừng. Thay vào đó nên sử dụng phương án điều trị tự nhiên như tăng cường tập luyện, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
Ảnh: Internet
Các nhóm thuốc như ethylphenidate (Ritalin) và modafinil (Provigil) thường được kê đơn khi điều trị hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày, buồn ngủ triền miên hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được kê đơn cho bệnh nhân mắc bệnh ADHD (tăng động giảm chú ý) và mệt mỏi.
Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thuốc gây trầm cảm, làm tăng dopamine.
Giải pháp: nên xem xét lại phác đồ điều trị và cân nhắc về việc sử dụng thuốc. Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tìm loại thuốc có lợi hơn và thay đổi lối sống, ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh phải dùng thuốc không cần thiết.
Statins là nhóm thuốc thường dùng theo đơn để giảm cholesterol (mỡ máu), thuốc fibrate, ezetimibe, colesevelam và acid nicotinic. Qua nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc hạ lipid máu có thể gây trầm cảm thông qua cơ chế làm giảm cholesterol trong não, nơi nó hỗ trợ tạo ra các tín hiệu truyền dẫn thần kinh.
Giải pháp: có thể sử dụng kết hợp vitamin B12 (tiêm hoặc loại ngậm dưới lưỡi), vitamin B6, acid folic và dầu cá có thể làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine là acid amin gây tổn thương niêm mạc động mạch bên trong (nội mạc), các tế bào khác của cơ thể và làm tăng lipid.
Theo nghiên cứu cho thấy, việc giảm cholesterol bằng ăn uống, luyện tập và áp dụng lối sống tích cực sẽ có lợi hơn là dùng thuốc, nhất là làm giảm tác dụng phụ, trong đó có bệnh trầm cảm.
Như vậy, bên cạnh các nguyên nhân gây trầm cảm đến từ cuộc sống hàng ngày như mất ngủ, nghiện mạng xã hội,..chúng ta có thể vô tình mắc trầm cảm vì những nhóm thuốc gây trầm cảm trên. Thuốc là dược phẩm giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh, tuy nhiên cần phải cân nhắc bởi bạn có thể có được tác dụng tương tự bằng những thói quen, lối sống sinh hoạt khoa học.