Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm đã được các nhà khoa học tìm ra như: chấn thương, trải qua sự kiện đau buồn, gặp vấn đề khủng khoảng tài chính, thất nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm lại đến từ thói quen hàng ngày mà đa số mọi người đều có.
Dưới đây là số ít các nguyên nhân ít được biết đến.
Rối loạn cảm xúc theo mùa hay còn gọi là trầm cảm theo mùa là một trong những rối loạn thường xảy đến vào mùa đông hoặc mùa hè trong năm. Theo nghiên cứu, trầm cảm mùa đông ảnh hưởng đến 5% dân số tại Mỹ và 1% dân số tại đây chịu ảnh hưởng của trầm cảm theo mùa vào mùa hè.
Vậy nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm theo mùa là từ đâu? Các nhà khoa học chỉ ra rằng khi thời tiết thay đổi nhiệt độ, trời ấm áp dần lên sẽ khiến cơ thể trì hoãn quá trình thích nghi với nhiệt độ và không khí mới. Họ khó điều chỉnh đồng hồ sinh học, mất cân bằng các chất trong não do hormone melatonin.
Ảnh: Internet
Từ lâu hút thuốc đã được nghiên cứu trong diện tình nghi là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm dù chưa xác định chính xác. Tuy nhiên, những người bị trầm cảm lại là những người có thói quen hút thuốc lá. Nicotine có trong khói thuốc có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, làm tăng lượng dopamine và serotonin (giống như cơ chế của các thuốc chống trầm cảm).
Điều này có thể lý giải tại sao thuốc lá lại có bản chất gây nghiện và khi cai thuốc, người bệnh lại có thể bị thay đổi cảm xúc, cũng như lý giải được việc tại sao trầm cảm lại đi kèm với việc cai thuốc lá. Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc sẽ giúp bạn giữ cân bằng được các chất hóa học có trong não.
Nếu chúng ta mắc bệnh suy giáp (không sản xuất đủ hormone thyroid) sẽ dẫn tới tình trạng trầm cảm. Nên đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm đến từ hệ lụy bệnh lý hiếm hoi. Hormone thyroid có rất nhiều chức năng, nhưng một trong số những chức năng chính của nó là chất dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh lượng serotonin. Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là các triệu chứng như nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, táo bón, mệt mỏi, thì bạn nên tiến hành kiểm tra hormone tuyến giáp. Bệnh suy giáp hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc.
Ảnh: internet
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm chẳng có gì ngạc nhiên nếu có sự góp mặt của thiếu ngủ. Bởi tình trạng này khiến con người dễ bị kích thích, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cảm xúc. Năm 2007, một nghiên cứu đã chỉ ra những người khỏe mạnh thiếu ngủ sẽ khiến não phải hoạt động nhiều hơn khi gặp những thứ đau buồn.
Ảnh: Internet
Cơ chế hoạt động của não lúc này cũng tương tự như hoạt động của não ở những người trầm cảm. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, não sẽ không có đủ thời gian để thay thế các tế bào não, do vậy, não sẽ không hoạt động tốt, và đó là một trong số những nguyên nhân chính gây trầm cảm.
Dù không liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm nhưng sử dụng facebook quá nhiều khiến thanh thiếu niên và trẻ em gặp khó khăn trong việc tương tác với những người xung quanh ở ngoài đời thực, thiếu mối quan hệ gắn kết với nhau ở bên ngoai gây nên tình trạng thiếu thực tế về cuộc sống.
Ảnh: Internet
Một số chuyên gia thậm chí còn gọi tình trạng này là trầm cảm do Facebook. Trong một nghiên cứu năm 2010, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1.2% số người từ 16-51 tuổi sẽ dành quá nhiều thời gian để online, và họ đã xuất hiện trầm cảm ở mức độ vừa và nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, hiện vẫn chưa rõ việc sử dụng nhiều internet dẫn đến trầm cảm hay người bị trầm cảm thường có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn.
Khi một thứ gì đó quan trọng với bạn đi đến hồi kết, ví dụ như một chương trình tivi, một bộ phim dài tập hay quá trình trang trí lại nhà cửa kết thúc, cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm ở một số người. Năm 2009, một số fan của bộ phim Avatar báo cáo lại rằng, họ cảm thấy trầm cảm và thậm chí là có ý nghĩ tự tử vì thế giới hư cấu trong bộ phim này là khôgn có thực. Phản ứng tương tự cũng xảy ra khi phần cuối cùng của bộ phim nổi tiếng Harry Porter đi đến hồi kết.
Xem thêm: Bất ngờ 12 nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm (P2)