Trong thực tế có tới trên 50% phụ nữ có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ít nhất một lần trong đời, thậm chí có nhiều phụ nữ lại bị nhiều lần trong nhiều năm.
Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tiến triển ảnh hưởng đến bàng quang (còn gọi là viêm bàng quang) hoặc thận (viêm bể thận), nhưng chủ yếu nó lại hay gây ảnh hưởng đến niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, trong đó một số chị em bị bệnh là do vi khuẩn lan từ hậu môn đến âm đạo qua đồ lót - khi đó tức là vi khuẩn từ đại tràng, như E.coli, xuống trực tràng và đến niệu đạo.
Hơn 50% phụ nữ có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu - Ảnh: Internet
Nhưng ở trường hợp khác khi phụ nữ bị UTI thì nguyên nhân là từ quan hệ tình dục, vì vi khuẩn từ dương vật có thể xâm nhập niệu đạo hoặc chuyển động đẩy có thể đưa vi khuẩn vào niệu đạo.
Hệ thống đường tiết niệu trong cơ thể con người bao gồm: Thận niệu quản, bàng quang và niệu đạo, chính vì vậy các chất cặn bã đào thải ra ngoài cơ thể, sau đó thận lọc các chất này ra khỏi máu, tiếp tục tới niệu quản dẫn các chất này từ thận ra bàng quang cho đến khi được đưa ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo.
Trong thực tế thì tất cả phần này của hệ thống đường tiết niệu đều có thể bị nhiễm trùng, nhưng trong đó phần thấp của hệ thống đường tiết niệu, tức bàng quang và niệu đạo là thường bị tổn thương nhất.
Mức độ tổn thương sẽ tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà người ta phân loại nhiễm trùng đường tiết niệu cao mà người ta hay gọi là viêm bể thận khi có nhiễm trùng ở thận và nhiễm trùng đường tiết niệu thấp. Hay còn gọi là viêm bàng quang niệu đạo nghĩa là khi có nhiễm trùng ở bàng quang niệu đạo.
Khi bị như vậy dù sử dụng kháng sinh là 1 trong những phương pháp điều trị điển hình đối với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu này nhưng đầu tiên chúng ta cần thực hiện các bước giảm các nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bạn cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, đây là dấu hiệu mà hầu như những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu đều mắc phải
Đau nhiều ở âm đạo và vùng chậu, những triệu chứng này dễ dàng bị người bệnh phớt lờ hoặc đổ lỗi cho một căn bệnh khác, như bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sỹ nếu thấy những triệu chứng bất thường ở cơ thể mình.
Thường xuyên mót tiểu, mặc dù nước tiểu ra không nhiều, nguyên nhân của triệu chứng này là do vi khuẩn tác động vào niệu đạo và bàng quang, nên sẽ khiến bạn cảm thấy muốn đi tiểu ngay lập tức và thường xuyên.
Cảm giác rát buốt khi đi tiểu là do niệu đạo bị nhiễm trùng gây ra - Ảnh: Internet
Cảm giác rát buốt khi đi tiểu là do niệu đạo bị nhiễm trùng gây ra: Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì ảnh hưởng rất nhiều đến niệu đạo, chính niệu đạo bị nhiễm trùng nên khiến bạn có cảm giác run, ngất xỉu, mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm đường tiết niệu, là nước tiểu sẫm màu, có máu hoặc đục, khi nhận thấy có dấu hiệu này bạn cần đi đến các phòng khám chuyên khoa để được các bác sỹ tư vấn.
Sốt hoặc rét run cũng là do thận bị nhiễm trùng: Hầu hết các bác sĩ cho rằng rằng niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn so với nam giới, và đây dường như là lý do chính khiến phụ nữ bị UTI nhiều hơn nam giới.
Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, chị em nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, điều này rất hữu ích vì nó giúp rửa sạch vi khuẩn từ niệu đạo.
Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng thảo dược để khiến thành bàng quang trơn hơn, làm vi khuẩn như E. coli, khó bám hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại nước trái cây hoặc kẹo dẻo chứa nhiều đường.