Bật mí 8 cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả

Bật mí 8 cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả
Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến và đang ngày càng trẻ hóa ở nước ta. Bên cạnh các cách điều trị bằng Tây y, có rất nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian được áp dụng.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, điều trị tiểu đường như thế nào là vấn đề dành được sự quan tâm của rất nhiều người.  đây là 8 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dân gian truyền miệng mà bạn có thể tham khảo.

Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu như không có tư vấn từ bác sĩ.

1. Cách điều trị tiểu đường dân gian

1.1. Điều trị bệnh tiểu đường bằng mướp đắng

Dùng mướp đắng hay còn gọi là khổ qua để chữa bệnh tiểu đường không còn xa lạ với nhiều người. Theo Đông y, mướp đắng là nguyên liệu có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Từ lâu, mướp đắng đã được sử dụng để chữa mụn nhọt, trị các bệnh ngoài da, chống ung thư và hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.

Không những vậy, theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của mướp đắng có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus, chống lại tế bào ung thư. Vì thế, mướp đắng thường được dùng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ.  

Hơn nữa, mướp đắng rất tốt cho những bệnh nhân tiểu đường vì trong chúng có chứa thành phần giống insulin, giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Bật mí 8 cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 1.

Mướp đắng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Những người cần kiêng mướp đắng

Tác dụng phụ của insullin trong điều trị bệnh tiểu đường

Có 2 cách chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng mà người bệnh hoàn toàn có thể tiến hành tại nhà. Cụ thể:

Cách 1:

- Chuẩn bị nguyên liệu: Nửa quả mướp đắng, vài cọng rau cần, 1 quả dưa chuột và 1 quả ớt ngọt xanh.

- Các bước tiến hành: Đem tất cả các loại nguyên liệu trên rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ và cho vào máy xay sinh tố, lọc lấy nước. Người bệnh tiểu đường chỉ cần dùng nước này 2 lần mỗi ngày vào sáng, chiều để thấy hiệu quả.

Cách 2:

Để chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng, bệnh nhân hoặc người nhà người bệnh lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch rồi ép lấy nước. Trong những trường hợp người bệnh không bị đau dạ dày, có thể thêm một ít muối hoặc nước cốt chanh để dễ uống.

Bệnh nhân tiểu đường uống nước ép mướp đắng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn để thấy hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bên cạnh 2 cách trên, người bệnh tiểu đường có thể dùng mướp đắng làm thành các món ăn khi mướp đắng xào thịt, mướp đắng xào trứng…để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1.2. Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng vỏ dưa hấu

Sử dụng vỏ dưa hấu để điều trị bệnh tiểu đường là một trong những phương pháp khá quen thuộc.

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính mát, vị ngọt thanh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của vỏ dưa hấu có nước, gluxit, protit, xenluloza và nhiều vitamin cùng muối khoáng…Không những vậy, trong vỏ dưa hấu còn chứa nhiều acit folic tham gia vào quá trình tạo máu rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Để chữa bệnh tiểu đường bằng quả dưa hấu, có thể áp dụng một trong hai cách sau:

- Cách 1: Lấy 30g vỏ bí đao và 30g vỏ dưa hấu rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho vào nồi, sắc lấy nước uống, khi thấy cô cạn thì tắt bếp. Người bệnh uống nước này mỗi ngày 3 lần trong liên tục 1 tháng để thấy hiệu quả.

- Cách 2: Lấy 10g ô mai, 12g thiên hoa phấn, 15g câu kỷ tử và 60g vỏ dưa hấu đã được rửa sạch sắc lấy nước uống.

1.3. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê

Sử dụng lá sa kê là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian không thể bỏ qua. Trong thành phần của lá sa kê có chứa carbohydrate, nước có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cách chữa tiểu đường bằng lá sa kê được tiến hành như sau:

Cách 1:

- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá sa kê vàng, 100g đậu bắp và 20g búp ổi tươi.

- Tiến hành: Cho tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi với 2 lít nước và sắc cho tới khi còn 500ml thì tắt bếp.

- Người bệnh uống thành nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả.

Đối với những trường hợp bệnh nhân tiểu đường đi kèm với tình trạng tăng huyết áp, có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 2 lá sa kê vàng, 50g lá ngót tươi, 20g chè xanh rửa sạch, sắc lấy nước uống và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bệnh nhân cần lưu ý chỉ dùng lá sa kê vàng vừa mới rụng, không dùng lá sa kê tươi trên cành làm thuốc vì không có tác dụng.

Bật mí 8 cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 2.

Chỉ lá sa kê vàng mới rụng mới có hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh Internet.

1.4. Cách điều trị tiểu đường bằng tỏi

Tỏi là nguyên liệu được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của tỏi có chứa Phytoncid và hoạt tính màu vàng, có tác dụng diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, phòng và điều trị căn bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng tỏi có thể giúp tăng cường giải phóng insulin tự do trong máu, hỗ trợ chuyển hóa glucose, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.

Cách chữa tiểu đường bằng tỏi được tiến hành như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: 40g tỏi khô, 100ml rượu nếp.

- Tiến hành: Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ rồi cho vào trong lọ thủy tinh. Sau đó, đổ rượu nếp vào lọ, ngâm cho tới khi tỏi chuyển thành màu vàng thì dùng.

- Người bệnh dùng thuốc này 2 lần mỗi ngày vào sáng, tối để thấy hiệu quả. Lưu ý, không nên uống nhiều vì dễ ảnh hưởng tới dạ dày.

1.5. Chữa bệnh tiểu đường hiệu quả với rau muống và râu ngô

Theo Đông y, rau muống có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Rau muống thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị ngộ độc thức ăn, thông tiểu tiện, tiểu ra máu, xuất huyết dạ dày.

Trong khi đó, râu ngô là nguyên liệu có tác dụng giảm lượng đường trong máu, cung cấp vitamin C, tăng cường tiêu hóa… 

Để điều trị bệnh tiểu đường bằng rau muống và rau ngô, cần chuẩn bị 60g cọng rau muống, 30g râu ngô. Sau đó, rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống. Lưu ý, với rau muống, để rửa sạch, nên rửa từng cọng và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút.

Bật mí 8 cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 3.

Uống hỗn hợp nước rau muống và râu ngô có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh Internet.

1.6. Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng lá xoài

Lá xoài là nguyên liệu dùng để chữa tiểu đường khá phổ biến. Theo Đông y, lá xoài có tính mát, vị ngọt chua, có tác dụng hỗ trợ điều trị các căn bệnh về hô hấp, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.

Theo các nghiên cứu của y học hiên đại, trong thành phần của lá xoài có chứa chất anthxyanhdin, có tác dụng hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.

Cách chữa tiểu đường bằng lá xoài được tiến hành như sau:

- Sử dụng 2 – 3 lá xoài non rửa sạch, thái nhỏ thành từng sợi.

- Cho lá xoài đã thái nhỏ vào cốc rồi đổ nước sôi, ngâm qua đêm.

- Lấy phần nước, bỏ bã và uống vào mỗi sáng.

Cần lưu ý, nên sử dụng đều đặn 1 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian 1 tháng để có hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh nên uống nước lá xoài và thuốc điều trị cách nhau từ 2 – 3 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. 

1.7. Dùng lá ổi chữa bệnh tiểu đường

Lá ổi là một trong những nguyên liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt và phổ biến.

Theo Đông y, lá ổi có tính ấm, vị đắng, có tác dụng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá ổi là hàm lượng chất xơ hòa tan cao, từ đó giúp làm giảm chỉ số cholesterol, hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu đường và ổn định đường huyết. Không những vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra dịch chiết từ lá ổi và quả ổi có tác dụng giảm đường huyết, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Để chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi, người bệnh lấy 100g lá ổi non rửa sạch với nước muối, sau đó nấu với 2 lít nước. Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Bệnh nhân dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày để thấy hiệu quả.

1.8. Chữa tiểu đường bằng dây thìa canh

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của dây thìa canh có axit gymnemic. Đây là hoạt chất có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và làm tăng hoạt tính của insulin trong máu. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng dây thìa canh thường xuyên sẽ giúp ức chế hấp thu đường sau khi ăn, giảm sinh đường tại gan, tăng cường sử dụng đường trong các mô cơ.

Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng dây thìa canh được tiến hành như sau: Lấy 50g dây thìa canh khô cho vào 1,5l nước, đun trong thời gian 15 phút. Người bệnh lấy nước dây thìa canh uống 3 lần mỗi ngày.

Bật mí 8 cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 4.

Uống nước dây thìa canh mỗi ngày có thể kiểm soát đường huyết tốt - Ảnh Internet.

2. Những lưu ý khi điều trị tiểu đường bằng phương pháp dân gian

Để điều trị bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian hiệu quả, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Cách phương pháp dân gian điều trị bệnh tiểu đường không có tác dụng thay thế thuốc, chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, khi áp dụng, bệnh nhân không nên ngừng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và các thầy thuốc trước khi sử dụng

- Thực hiện đúng cách, đúng liều lượng.

- Khi dùng thuốc, cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập để đem lại hiệu quả cao nhất.

Như vậy, có nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những phương pháp này không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh. 

Ngoài ra, các cách chữa tiểu đường bằng dân gian chỉ thích hợp với người có lượng đường huyết cao (tiền tiểu đường) hoặc những người vừa mắc tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân trước khi dùng phương pháp điều trị nào cần có sự tư vấn của các bác sĩ.


Tác giả: Ngọc Điệp