Bật mí 7 cách uống rượu không say, tuyệt chiêu cho dân nhậu vào cuối năm

Bật mí 7 cách uống rượu không say, tuyệt chiêu cho dân nhậu vào cuối năm
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều cuộc nhậu, uống quá nhiều rượu có thể gây mệt mỏi, suy yếu miễn dịch, tăng nguy cơ tai nạn,... Vậy làm thế nào để uống rượu không say và vẫn đảm bảo được sự an toàn?

Điều gì xảy ra trong cơ thể bạn sau khi bạn uống rượu say? Sau khi bạn uống quá nhiều rượu, cơ thể bạn chuyển hóa rượu thành một chất hóa học gọi là acetaldehyde. Đây là chất độc hại, có thể gây buồn nôn, đau đầu, khó chịu, mệt mỏi,... Nhiều người có thể mất tới vài ngày mới có thể hồi phục sức khoẻ sau khi uống rượu. Vậy có cách uống rượu không say không? Nên làm gì sau khi uống rượu?

1. Cách uống rượu không say

Dưới đây là 7 cách uống rượu không say mà bạn có thể áp dụng vào dịp cuối năm.

- Ăn gì đó trước và trong khi uống rượu

Ăn thứ gì đó trước khi uống có thể làm chậm tốc độ rượu được hấp thụ vào máu, pha loãng rượu do hàm lượng nước trong thức ăn, bổ sung lại những vitamin và dưỡng chất mất đi do việc uống rượu. Những yếu tố này có thể giúp bạn giảm tình trạng say, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hoá do rượu gây ra như ợ nóng và buồn nôn, đặc biệt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nôn nao cũng như bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Vậy ăn gì trước khi uống rượu để không say? Trước khi uống rượu bạn nên ăn:

+ Thực phẩm giàu protein để làm làm chậm quá trình rỗng dạ dày và trì hoãn quá trình hấp thụ rượu. Những thực phẩm giàu vitamin như trứng, ức gà, bông cải xanh, hạnh nhân, cá hồi,...

+ Thực phẩm giàu chất xơ giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi hơn và làm chậm quá trình hấp thu rượu. Những thực phẩm giàu chất xơ như rau lá xanh, yến mạch, trái cây,...

+ Thực phẩm giàu nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước do uống rượu. Bạn nên lựa chọn các loại quả mọng, ngoài giàu nước, các loại quả này còn giàu chất chống oxy hoá, chống lại tác hại của rượu đối với gan và cơ thể.

Bật mí 5 cách uống rượu không say, tuyệt chiêu cho dân nhậu vào cuối năm - Ảnh 1.

Trước khi uống rượu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

Mặt đỏ bừng sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không?

Uống bia rượu nhiều bị đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Ngoài việc ăn trước khi uống rượu, trong khi uống rượu bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chất xơ, omega-3 hơn. Thức ăn trong dạ dày có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu, từ đó tránh tình trạng say xỉn và mệt mỏi sau khi uống rượu.

- Nhấp từng ngụm, đừng uống quá nhanh

Cơ thể thường mất một giờ để xử lý một ly rượu tiêu chuẩn. Nếu bạn uống nhanh hoặc uống ừng ực, cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian cần thiết để xử lý rượu, dẫn đến tích tụ cồn trong máu và nồng độ cồn trong máu (BAC) cao hơn. 

Ngoài ra, uống rượu một cách quá nhanh có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu khi uống rượu.

Vì những lý do trên, khi uống rượu bạn nên nhấp từng ngụm từ từ, điều này sẽ giúp cơ thể xử lý rượu tốt hơn, giảm tình trạng say xỉn và mệt mỏi vào hôm sau. Có một mẹo để giúp bạn uống rượu từ từ hơn đó sử dụng ly rượu nhỏ, mỗi ly nên rót lượng rượu vừa đủ một ngụm nhỏ để kiểm soát tốt hơn. Bạn cũng nên trò chuyện hoặc ăn uống trong khi uống rượu, điều này có thể giúp bạn uống chậm hơn và làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể.

- Uống xen kẽ giữa đồ uống có cồn và không cồn

Để kiểm soát tốt hơn lượng rượu bạn uống vào và giảm nguy cơ say rượu, bạn có thể cân nhắc việc thay đổi giữa đồ uống có cồn và không cồn. Điều này có thể giúp bạn giữ đủ nước và pha loãng lượng rượu bạn tiêu thụ. Đồ uống không cồn như nước lọc, nước ép trái cây,... có thể giúp bạn giải khát và giúp bạn duy trì trải nghiệm uống cân bằng hơn.

Bật mí 5 cách uống rượu không say, tuyệt chiêu cho dân nhậu vào cuối năm - Ảnh 2.

Nên uống xen kẽ giữa rượu với đồ uống không cồn (Ảnh: ST)

- Không nên uống rượu mạnh

Rượu mạnh có nồng độ cồn cao, với hầu hết các loại rượu chưng cất chứa 40% cồn. Thêm vào đó, khi uống rượu mạnh bạn uống rất nhanh, điều này có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu nhanh hơn.

Do đó, bạn nên lựa chọn loại rượu nhẹ, điều này sẽ giúp bạn có một cuộc nhậu vui vẻ mà không lo say xỉn.

- Không hút thuốc khi uống rượu

Hút thuốc lá khi uống rượu có thể khiến bạn dễ bị say và làm cho tình trạng say xỉn trở nên tồi tệ hơn cũng như làm tăng nhiều nguy cơ sức khoẻ khác. 

Hút thuốc và uống rượu cùng lúc làm chậm tốc độ cơ thể bạn phân hủy cả rượu và nicotine. Các chất độc tồn tại trong máu càng lâu thì nguy cơ mắc ung thư càng cao. Ngoài ra, khi bạn hút thuốc trong khi uống rượu, các hóa chất trong thuốc lá có thể hòa tan khi chúng vẫn còn trong cổ họng của bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và thực quản.

- Hiểu "tửu lượng" của bản thân

Bạn nên hiểu rõ bản thân mình chuyển hoá rượu như thế nào để có thể kiểm soát lượng rượu uống vào. Tốc độ chuyển hóa rượu có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cân nặng, độ tuổi, giới tính.

Những người nặng cân hơn có thể ít bị say hơn do quá trình chuyển hoá rượu chậm hơn. Người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em cũng dễ bị say và chịu nhiều ảnh hưởng do rượu hơn.

- Không pha rượu với đồ uống có ga

Pha trộn rượu với một số loại đồ uống có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ rượu. Pha rượu với đồ uống có ga, chẳng hạn như soda hoặc nước có ga, có thể làm tăng tốc độ hấp thụ rượu vào máu và khiến bạn dễ bị say hơn.

2. Các cách giúp hồi phục sức khoẻ sau khi uống rượu

Để cảm thấy tỉnh táo và không bị mệt mỏi sau khi uống rượu, bạn nên:

- Uống nhiều nước: Uống rượu có thể khiến cơ thể mất nước. Do đó, bạn nên uống nhiều nước hơn sau khi uống rượu để bù nước và giúp cơ thể đào thải rượu tốt hơn.

- Ăn những thực phẩm giàu carbohydrate: Rượu làm giảm lượng đường trong máu. Ăn thực phẩm giàu carbohydrate có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Bạn nên ăn trái cây, bánh mì, yến mạch, rau xanh sau khi uống rượu.

- Uống trà hoa cúc hoặc trà gừng: Loại trà này có thể giúp giảm cảm giác nôn nao, bồn chồn sau khi uống rượu. Ngoài ra, các hợp chất hóa học trong gừng được cho là giúp làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa - đây là những vấn đề thường gặp ở những người uống nhiều rượu.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Ngủ và nghỉ ngơi có thể giúp cơ thể hồi phục năng lượng, giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn sau khi uống rượu.

Tóm lại, uống rượu một cách thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Do đó, bạn nên hạn chế uống rượu và tránh uống quá nhiều dẫn tới say xỉn. Nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ quả để giảm nguy cơ say xỉn, buồn nôn, đau đầu,...

Nguồn tham khảoHow to Drink Without Getting Drunk


Tác giả: Vân Anh