Vào mùa đông, khí hậu có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là ở miền Bắc nước ta. Lúc này, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí thường giảm đáng kể, thêm vào đó là gió rét và thiếu ánh nắng mặt trời. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập và tấn công.
Sau khi virus đi vào cơ thể, phần nhiệm vụ còn lại là của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, thời tiết lạnh cũng làm sức đề kháng yếu đi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn. Thêm vào đó, nhiệt độ thấp cũng là điều kiện hoạt động lí tưởng của nhiều loại virus. Kết quả là cơ thể nhạy cảm hơn, giảm khả năng chống chọi với các bệnh thông thường.
Hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ dẫn đến các bệnh thường gặp ở mùa đông (Ảnh: Internet)
Đồng thời, khi lượng ánh sáng mặt trời giảm, cùng lớp quần áo dày khiến việc hấp thụ vitamin D từ ánh nắng gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân các bệnh thường gặp vào mùa đông hay xuất hiện ở những người ít tiếp xúc với mặt trời.
Việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống có thể phát huy tác dụng trong việc cải thiện hệ miễn dịch.
Vào mùa đông, đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm/cúm nhất là trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai và người có các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận và bệnh phổi tắc nghẽn (COPD),... Không chỉ nhạy cảm đối với bệnh, các đối tượng này khi đã nhiễm bệnh còn có nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn, thậm chí dẫn tới tử vong.
Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai,... là các đối tượng dễ mắc cảm cúm/cúm (Ảnh: Internet)
Để phòng bệnh cảm cúm, cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng một thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học và một chế độ luyện tập hợp lý.
Đối với cúm, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm vắc xin. Vắc xin ngừa cúm có thể phát huy tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm. Nếu nằm trong nhóm đối tượng nhạy cảm với bệnh, bạn nên cân nhắc tới việc sử dụng loại vắc xin này để bảo vệ sức khoẻ.
Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên, là một trong các loại bệnh thường gặp vào mùa đông phổ biến nhất.
Virus gây cảm lạnh có thể tồn tại ở mọi nơi, đặc biệt là ở các vật dụng công cộng như tay nắm cửa, công tắc đèn, hành lang, cầu thang, đồ chơi của trẻ,.... Do đó, để phòng bệnh cảm lạnh, việc đầu tiên cần làm là rửa tay đúng cách.
Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở mùa đông (Ảnh: Internet)
Để tránh làm lây bệnh sang những người xung quanh, nên thực hiện cách ly và hạn chế sử dụng chung các vật dụng trong gia đình khi nhiễm cảm lạnh.
Đây là một loại bệnh thường gặp vào mùa đông, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ. Viêm họng xảy ra chủ yếu là do sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời cũng là nguyên nhân gây đau họng, viêm họng.
Viêm họng gây ra bởi các loại virus (Ảnh: Internet)
Để khắc phục hiện tượng này, có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng hàng ngày. Nước muối là có tác dụng hỗ trợ chống viêm tuyệt vời trong quá trình điều trị viêm họng, đồng thời cũng có khả năng cắt cơn đau rát họng nhanh chóng.
Không khí lạnh khiến quá trình hô hấp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thở khò khè, thở dốc. Đặc biệt, đối với những người đã có tiền sử bệnh hen, đây là thời điểm lý tưởng để bệnh quay trở lại.
Để đảm bảo sức khoẻ đường hô hấp, nên sử dụng khăn, mũ, khẩu trang,... khi ra ngoài để giữ ấm cho mũi, cổ họng. Đối với người bị hen, nên đem theo thuốc xịt (hoặc dạng hít) bên người để đề phòng
Norovirus là loại virus phổ biến gây viêm ở dạ dày và/hoặc ruột và có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến hơn cả là vào mùa đông và dễ lây nhiễm hơn ở những nơi công cộng như khách sạn, bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học...
Hội chứng Norovirus thường chỉ kéo dài trong vài ngày (Ảnh: Internet)
Bệnh thường xuất hiện kèm theo các biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy,... gây cảm giác khó chịu trong vài ngày liên tiếp. Khi đó, cần đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước có khả năng bù điện giải.
Đau khớp là bệnh thường gặp vào mùa đông, đặc biệt đối với người cao tuổi. Bệnh làm xuất hiện hiện tượng đau khớp, cứng khớp không rõ nguyên nhân.
Để hạn chế hiện tượng này, tập thể dục thường xuyên là một phương pháp hữu hiệu. Những bài tập vừa sức có thể làm xương khớp dẻo dai, đồng thời tránh các bệnh thường gặp vào mùa đông khác.
Thời tiết trở lạnh có thể làm tăng huyết áp và tăng áp lực lên tim của bệnh nhân, khiến cho những cơn đau tim trở nên phổ biến hơn. Để tránh hiện tượng nguy hiểm này, cần đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm cả ở trong nhà cũng như ngoài trời.
Tập thể dục là biện pháp phòng bệnh thường gặp ở mùa đông hiệu quả (Ảnh: Internet)
Ngoài các bệnh thường gặp vào mùa đông kể trên, khi thời tiết trở lạnh, chúng ta cũng dễ gặp phải tình trạng đau dạ dày, chân tay lạnh,.... Để hạn chế những hiện tượng này, cơ thể cần được giữ ấm và cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá,...