Vấn đề bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng không chỉ quan trọng đối với nhóm người đã có tiền sử bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi,.. mà còn cần thiết với cả người cao tuổi đang khoẻ mạnh. Thời tiết quá nắng nóng không an toàn với bất kì một người nào cả. Vấn đề quan trọng là cần có những chuẩn bị kỹ lưỡng và tránh bị bối rối khi xảy ra vấn đề không mong muốn.
Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, số bệnh nhân vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương cấp cứu những ngày qua tăng 150% so với tuần trước đó. Theo thống kê, khoa Khám bệnh thuộc Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tiếp nhận tới 400 người tới khám bệnh trong một ngày.
Bên cạnh những bệnh nhân nhập viện do xuất huyết não và viêm phổi nặng thì lượng người cao tuổi bị viêm mũi họng, viêm xoang, Parkinson do không uống thuốc đầy đủ cũng gia tăng. Riêng khoa cấp cứu và đột quỵ đã tiếp nhận trung bình tới 30 người bệnh trong một ngày.
Thời tiết nắng nóng làm người có tiền sử bệnh cao huyết áp có nguy cơ tăng nặng hơn do áp lực lên thành mạch lớn khiến vỡ mạch máu ão. Đối với người bị tiểu đường thì thời tiết nắng nóng khiến sinh hoạt ăn uống bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó thuốc họ vẫn phải uống đầy đủ nên có thể gây ra tác dụng phụ như hạ đường huyết gây hôn mê.
Ngoài ra thì người cao tuổi cũng rất dễ bị viêm phổi do dùng điều hoà thường xuyên.
Thời tiết nắng nóng gay gắt có thể trở thành vấn đề đối với sức khoẻ người cao tuổi. Các vấn đề gây ra bởi thời tiết nắng nóng được gọi chung là tăng thân nhiệt, cụ thể như sau:
- Ngất xỉu: Hay còn gọi là một cơn chóng mặt xảy ra đột ngột khi hoạt động nhiều ngoài trời khi nhiệt độ lên cao. Lúc này điều cần làm là nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ, để chân cao hơn tim và uống nước để khiến cảm giác chóng mặt nhanh chóng biến mất.
- Chuột rút do nhiệt: là sự co thắt gây đau đớn từ cơ bắp ở tay, chân của bạn. Đây có thể là hệ quả của việc tập thể dục hay hoạt động mạnh. Điều này có thể xảy ra kể cả khi thân nhiệt và tốc độ mạch đập của bạn ở mức bình thường, thậm chí da bạn còn có độ ẩm và vẫn cảm thấy mát.
Lời khuyên là bạn nên tìm mọi cách để hạ bớt thân nhiệt, nghỉ ngơi nơi thoáng mát và uống nhiều nước (chứ không phải là uống nhiều đồ uống có cồn hay caffeine).
- Phù do nhiệt: là hiện tượng mắt cá chân và bàn chân của bạn bị sưng phù lên dưới tác động của nhiệt độ cao. Lúc này bạn có thể thả lỏng chân, đưa chân lên xuống để giảm sưng. Nếu như hiện tượng này kéo dài, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
- Kiệt sức: là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị quá tải thân nhiệt, cơ chế tự làm mát bị rối loạn. Dấu hiệu kiệt sức thường thấy là cảm thấy khát nước, chóng mặt, người lả dần, mất ý thức và buồn nôn; đổ mồ hôi nhiều.
Mặc dù thân nhiệt của bạn lúc đó có thể ở mức bình thường nhưng bạn lại cảm thấy lạnh và cực kì khó chịu. Ở một vài trường hợp khác, người bị kiệt sức có mạch đập nhanh, gấp.
Lời khuyên là bạn nên nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, uống nước. Nếu không có dấu hiệu hồi phục thì hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.
- Say nắng: đây là một dạng đột quỵ do nhiệt độ cao. Nếu như bị say nắng người già cần tới sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Vào mùa hè, người cao tuổi sống trong phòng kín không có điều hoà hoặc quạt gió sẽ đối mặt với nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, người dễ bị mất nước, đang mắc các bệnh mãn tính hay nghiện rượu cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Một số dấu hiệu say nắng bạn cần biết để bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng là:
+ Bị ngất (đây có thể là dấu hiệu xảy ra đầu tiên) hoặc bất tỉnh
+ Tự nhiên bị lúng túng, kích động, cơ thể loạng choạng, cáu gắt hay có các hành động kì lạ khác
+ Nhiệt độ cơ thể vượt trên 40 độ C
+ Da bị khô, đỏ ửng, mạch đập nhanh, mạnh hoặc mạch yếu, chậm
+ Không đổ mồ hôi kể cả khi trời nắng nóng.
- Chứng rối loạn tiêu hóa vào mùa hè: nếu ăn uống không hợp vệ sinh, người cao tuổi có thể đối mặt với nguy cơ bị các chứng rối loạn tiêu hoá như tieu chảy, táo bón, chướng bụng (do ăn ít rau và uống ít nước).
- Bệnh ngoài da: do thói quen ngủ không mắc màn dẫn tới việc bị côn trùng đốt. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ cũng khiến sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm nên tăng nguy cơ bị viêm da dị ứng, zona thần kinh,...
- Đau cơ, xương khớp gối, đau cột sống thắt lưng, đau mỏi các khớp tay chân do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến người cao tuổi không thích nghi kịp.
Mỗi năm, hầu hết những người tử vong do tăng thân nhiệt đều có độ tuổi trên 50. Tuy nhiên, nếu gặp các vấn đề sức khoẻ dưới đây thì sẽ có nguy cơ cao hơn. Cụ thể:
- Gặp các vấn đề về tim mạch hay mạch máu
- Người có tuyến mồ hôi hoạt động kém hoặc có những dấu hiệu lão hoá trên da
- Bệnh tim, phổi hoặc thận cũng như bất kỳ bệnh nào khiến bạn cảm thấy yếu đi hoặc bị sốt
- Các bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc, như thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc an thần, và một số loại thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp; chúng có thể cản trở quá trình làm mát tự nhiên của cơ thể
- Dùng nhiều loại thuốc kê đơn. Hãy nói với bác sĩ chủ trị của bạn về việc bạn cảm thấy nóng hơn khi uống thuốc
- Bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng
- Nghiện rượu.
Để bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng và giảm rủi ro mắc các bệnh liên quan tới nhiệt độ cao thì bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Uống đủ nước (bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước ép rau củ,..). Cần tránh xa các loại đồ uống có cồn hay chứa caffeine. Nếu như bác sĩ yêu cầu bạn giảm lượng chất lỏng hàng ngày thì cần hỏi bác sĩ xem bạn nên bổ sung như thế nào để thay thế trong các ngày nắng nóng.
- Nếu người cao tuổi sống ở phòng/hoặc nhà không có điều hoà hay quạt mạt thì để bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng cần giữ cho ngồi nhà mát nhất có thể. Hãy hạn chế sử dụng các thiết bị toả nhiệt như lò nướng. Đồng thời tận dụng rèm cửa, màn cửa để giữ mát cho nhà trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Vào ban đêm có thể xem xét mở cửa sổ để thông thoáng.
- Trong trường hợp nhà bạn quá nóng thì hãy cố gắng dành một khoảng thời gian nào đó trong ngày tới những nơi có điều hoà nhiệt độ như trung tâm mua sắm, thư viện,...
- Liên hệ tới các cơ sở, trung tâm trợ giúp người cao tuổi nếu cần giúp đỡ tìm một nơi mát mẻ để bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng.
- Mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Ưu tiên chọn các loại vải thoáng mát và thấm hút mồ hôi như cotton, sợi lanh,... chúng sẽ mát hơn so với quần áo làm từ sợi tổng hợp.
- Đừng cố gắng hoạt động hay tập thể dục ngoài trời, nhất là khi nhiệt độ đang ở mức cao (buổi trưa).
- Tránh những nơi đông người khi trời nóng là cách bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng hiệu quả.
- Đối với người cao tuổi đang sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì cần đảm bảo uống đúng, đủ đơn, không tự ý dừng khiến bệnh phát tác hoặc tăng nặng.
- Không nên uống nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng về.
- Không uống rượu bia, đặc biệt với người cao tuổi bị cao huyết áp hay hen suyễn, mắc các bệnh tim mạch là lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng.
- Khi đi nắng về không vào phòng có điều hoà ngay, không tắm khi cơ thể vẫn còn mồ hôi.
- Không đi tắm, bơi khi trời nắng to.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi; không ăn lại đồ ăn của ngày hôm trước nếu không được bảo quản đúng cách.
- Khi ngủ cần có những biện pháp ngăn chặn côn trùng, tránh viêm da, sốt xuất huyết,...
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, đặc biệt không tập khi trời nắng gắt để bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi mùa nắng nóng hiệu quả.
Nguồn dịch: https://www.nia.nih.gov/health/hot-weather-safety-older-adults