Bảo vệ sức khỏe người bị tiểu đường trong mùa COVID-19

Bảo vệ sức khỏe người bị tiểu đường trong mùa COVID-19
Người bị tiểu đường thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh covid-19. Kiểm soát lượng đường trong máu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.

WHO và Bộ Y tế cảnh báo, người tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn nếu như nhiễm covid-19. Người mắc các bệnh mãn tính nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng thường có hệ miễn dịch yếu, kết hợp với việc phải sử dụng thuốc liên tục có thể gây ảnh hưởng đến việc điều trị covid-19. Do vậy, trong mùa dịch này, người bị tiểu đường cần hết sức cảnh giác.

Theo WebMD, người bị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ về việc lập kế hoạch chăm sóc trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 tại nhà. Có thể trao đổi trực tuyến thường xuyên nhằm mục đích kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh một cách tốt nhất. Đường huyết cao đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch dễ bị virus tấn công hơn.

Đối với người tiểu đường, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cần tuân thủ các phương pháp phòng tránh mà WHO và Bộ Y tế khuyến cáo. Ngoài ra, tuân thủ theo một số lời khuyên sau:

1/ Theo dõi tiến triển của bệnh chặt chẽ hơn bình thường

Trong những ngày dịch bệnh, đa số mọi người ở nhà sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn bình thường. Người tiểu đường khi căng thẳng, stress thường có xu hướng tăng lượng đường trong máu. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các phương pháp điều trị và kiểm soát đường trong máu trong giai đoạn này.

2/ Chuẩn bị thuốc trong thời gian giãn cách xã hội

Người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa việc ra ngoài và tiếp xúc với đông người. Để làm điều này, bạn cần chuẩn bị đủ lượng thuốc và các thiết bị đo, test tại nhà (nếu có) trong khoảng 2 tuần.

Nếu bạn không thể ra ngoài, hãy nhờ người thân trong gia đình hoặc nhờ hàng xóm xung quanh để nhờ mua hộ.

3/ Giữ kết nối

Người bị tiểu đường cần giữ kết nối với cộng đồng, người thân, bạn bè, bác sĩ điều trị...bằng các phương tiện trực tuyến. Bạn có thể sử dụng facetime, zoom, messenger để vượt qua cơn khủng hoảng. Việc trò chuyện trực tuyến có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác chán nản, mệt mỏi khi phải ở trong nhà lâu ngày.

Bảo vệ sức khỏe người bị tiểu đường trong mùa COVID-19 - Ảnh 3.

Tạo niềm vui khi ở nhà giúp kiểm soát căng thẳng, điều này quan trọng đối với người tiểu đường (Ảnh: Tartila/Shutterstock)

4/ Duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh

Không nên tích trữ đồ ăn sẵn. Nhu yếu phẩm mà người bị tiểu đường cẩn chuẩn bị đó là trái cây và rau xanh. Lựa chọn trái cây cần đảm bảo trái cây ít đường và an toàn đối với người bệnh. Bạn có thể tham khảo các loại trái cây tốt cho người tiểu đường tại ĐÂY.

Rửa sạch rau củ trước khi bảo quản tủ lạnh. Ngoài ra, đừng quên bổ sung carbs, các loại kẹp nhằm giữ lượng đường trong máu một cách ổn định, tránh tình trạng hạ đường huyết, sụt cân do thiếu đường trong máu.

Để người bị tiểu đường ăn uống lành mạnh, ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì việc sáng tạo hình thức các món ăn cũng cần được chú ý. Bạn có thể sáng tạo các trình bày, tham khảo các công thức nấu ăn tốt cho sức khỏe. Thay vì nấu theo cách thông thường, bạn có thể nướng, hấp, làm súp... giúp tăng vị giác khi ăn, đồng thời không bị chán nản khi mọi thứ lặp lại nhiều lần.

5/ Tập thể dục hàng ngày

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thói quen tập thể dục càng cần được duy trì. Bạn có thể tập ở nhà bằng cách mở các bài tập trực tuyến để giúp duy trì thói quen, tránh tình trạng ì trệ, mệt mỏi.

Đối với người tiểu đường, tập thể dục là điều bắt buộc để quản lý lượng đường trong máu và giảm căng thẳng. Vì vậy, hãy chọn cho mình một góc tập luyện trong nhà, mua một chiếc thảm tập, bật các video hướng dẫn và tập tối thiểu 30 phút/ 1 ngày.

6/ Duy trì chất lượng giấc ngủ

Thời gian ở nhà, có thể nhiều người sẽ bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt, ngủ nhiều hơn vào ban ngày khiến giấc ngủ buổi tối không còn trọn vẹn. Đối với người tiểu đường, một giấc ngủ chất lượng mỗi tối có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Ngoài ra, ngủ ngon cũng giúp tinh thần phấn chấn, hạn chế cảm giác stress, chán nản.

Cần lên kế hoạch sử dụng các thiết bị điện thoại, đọc tin tức trong một ngưỡng giới hạn. Lên giường đi ngủ vào một giờ nhất định, cần tắt hết thiết bị điện thoại và đèn ngủ để bảo bảo chất lượng giấc ngủ.

Người bị tiểu đường rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và có nguy cơ cao tác động xấu đến nhóm người có bệnh lý nền như đường huyết, tim mạch, huyết áp... Do vậy, việc ở yên trong nhà và tuân thủ mọi phương pháp phòng tránh là cách tốt nhất giúp người tiểu đường vượt qua dịch bệnh.

Nguồn dịch: WebMD (https://blogs.webmd.com/webmd-doctors/20200320/a-doctors-tips-for-diabetes-patients-during-the-covid-19-outbreak)

Bảo vệ sức khỏe người bị tiểu đường trong mùa COVID-19 - Ảnh 3.

 

Tác giả: Minh Ngọc