Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bệnh gì?

Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bệnh gì?
Các bệnh tiết niệu thường phổ biến hơn trong mùa lạnh, trong đó có đau bàng quang. Đau bàng quang là bệnh gì có thể do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân nghiêm trọng cần được điều trị sớm.

Thời tiết trở lạnh có thể tác động tới cơ bắp, khiến cơ bắp co lại và căng lên để giữ ấm hiệu quả. Điều này vô tình khiến cơ sàn chậu tăng áp lực lên bàng quang và gây đau bàng quang cùng các triệu chứng đường tiết niệu khác. Trước khi tìm hiểu đau bàng quang là bệnh gì, hãy xem vị trí bàng quang nằm ở đâu.

Bàng quang nằm ở đâu?

Bàng quang là một cơ quan rỗng, có cơ, chứa nước tiểu tiết ra từ thận trước khi được đưa ra ngoài thông qua niệu đạo. Vị trí bàng quang nằm ở phía dưới phúc mạc, ngay sau xương mu. Các dây chằng chịu trách nhiệm nối bàng quang với các cơ quan khác và xương chậu cũng như giữ cho bàng quang nằm đúng bị trí. Ở nam giới, bàng quang nằm giữa xương mu ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Ở phụ nữ, cơ quan này nằm phía trước âm đạo và tử cung.

Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bị bệnh gì? - Ảnh 1.

Các bệnh tiết niệu thường phổ biến hơn trong mùa lạnh, trong đó có đau bàng quang (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

+ Nam giờ bị đau bụng dưới bên phải gần háng là bệnh gì?

+ Cảm giác đau bụng kinh nhưng không có kinh là do đâu?

1. Đau bàng quang là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau bàng quang là bệnh gì, trong đó có những tình trạng sức khỏe phổ biến như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ,... Khi bàng quang bị đau, người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau âm ỉ hoặc đau tức bụng dưới hay là những cơn đau nhói như bị đâm với tần suất và mức độ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bàng quang là bệnh gì.

Một số người chỉ gặp phải các cơn đau bụng dưới thoáng qua, nhưng cũng có người bị đau dai dẳng, kéo dài, tái đi tái lại. Cơn đau bàng quang có thể trở nên tồi tệ hơn khi bàng quang đầy nước tiểu dẫn tới triệu chứng tiểu liên tục, tiểu són ngay cả khi vừa đi tiểu xong.

Trong vài trường hợp, cơn đau bàng quang có thể lan tỏa sang thắt lưng, xuống vùng chậu, xuống bẹn và đùi hoặc kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó, bí tiểu, cảm thấy khó chịu ở dương vật hoặc âm đạo.

Theo Health, có một số tình trạng phổ biến cho thấy nguyên nhân bị đau bàng quang là bệnh gì mà bạn có thể tham khảo:

- Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là loại nguyên nhân phổ biến dễ gây đau bàng quang nhất. Tình trạng viêm bàng quang hay nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào niệu đạo khiến bàng quang bị viêm và kích ứng. Các triệu chứng viêm bàng quang thường gặp bao gồm: Đau rát hoặc đau nhói khi tiểu tiện; tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu són chỉ vài giọt; nước tiểu có mùi hôi, màu nước tiểu đục hoặc có lẫn máu trong nước tiểu.

Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bị bệnh gì? - Ảnh 3.

Viêm bàng quang là nguyên nhân gây đau bàng quang phổ biến (Ảnh: ST)

Nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ tăng lên nếu bạn có thói quen vệ sinh vùng kín kém, người có nhiều bạn tình, người sử dụng các biện pháp tránh thai hormon, nữ giới mãn kinh, người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc ở người có hệ miễn dịch suy giảm.

- Viêm kẽ bàng quang

Một nguyên nhân gây đau bàng quang khác là viêm kẽ bàng quang. Bệnh đặc trưng bởi những cơn đau tức ở bàng quang, xương mu và vùng chậu kéo dài trên 6 tuần (mãn tính) mà không do nhiễm trùng. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh nhịn tiểu hoặc bàng quang đang đầy và giảm dần khi người bệnh đã đi tiểu hết nước trong bàng quang. Những người mắc một số bệnh lý nhất định, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS), đau xơ cơ hóa, lạc nội mạc tử cung và dị ứng có nguy cơ mắc viêm kẽ bàng quang cao hơn.

Triệu chứng viêm kẽ bàng quang thường gặp khác như đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và cảm giác buồn tiểu ngay cả khi lượng nước tiểu rất ít, khó kiểm soát phản xạ đi tiểu, đau thắt lưng, cơn đau lan tới âm hộ, âm đạo, bìu, tinh hoàn hoặc dương vật kèm theo cơn đau trong và sau khi quan hệ tình dục.

Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bị bệnh gì? - Ảnh 4.

Viêm kẽ bàng quang đặc trưng bởi cơn đau tức bụng dưới, xương mu và vùng chậu (Ảnh: ST)

- Sỏi bàng quang

Bên cạnh sỏi thận thì sỏi bàng quang cũng hình thành do sự lắng đọng các chất khoáng ( chẳng hạn canxi oxalat, axit uric và phosphate) có trong nước tiểu của bạn, phổ biến ở những người bị suy yếu cơ bàng quang hoặc có những tác nghẽn ở đường thoát nước tiểu. Trong một số trường hợp, những viên sỏi này cũng có thể bắt nguồn từ thận và di chuyển đến bàng quang.

Sỏi bàng quang có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau và có thể gây kích ứng niêm mạc bàng quang và chặn dòng nước tiểu, gây đau đớn khó chịu ở vùng bụng dưới. Dấu hiệu có sỏi bàng quang có thể bao gồm nước tiểu đục hoặc sẫm màu, có lẫn máu; bí tiểu; sự gián đoạn trong dòng nước tiểu khiến việc đi tiểu ngắt quãng nhiều lần; đau khi tiểu; các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như sốt, tiểu nhiều lần.

- Đau bàng quang có phải bệnh ung thư bàng quang?

Một băn khoăn liên quan tới đau bàng quang là bệnh gì chính là đây có phải dấu hiệu ung thư bàng quang không. Thực tế, ung thư bàng quang được hiểu là tình trạng các tế bào bất thường ở bàng quang tăng sinh và phát triển không kiểm soát dẫn tới các khối u. Triệu chứng ung thư bàng quang sớm là nước tiểu lẫn máu (rất ít) khiến màu nước tiểu thay đổi thành hồng, cam hoặc đỏ sẫm.

Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bị bệnh gì? - Ảnh 5.

Đau bàng quang có phải bệnh ung thư bàng quang? Ảnh: ST

Đau bàng quang cũng có thể gây đau bàng quang, đau lưng dưới hoặc vùng bụng dưới khi khối ung thư phát triển và lan rộng ra ngoài bàng quang. Các dấu hiệu ung thư bàng quang có thể gặp khác như bí tiểu, khó tiểu; đau nóng rát khi đi tiểu; thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu (tiểu đêm); tiểu gấp; mệt mỏi; sưng phù ở chân do tích nước; chán ăn và giảm cân không rõ nguyên nhân.

- Lạc nội mạc tử cung ở bàng quang

Lạc nội mạc tử cung được hiểu là khi các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ, thay vì ở trong tử cung lại phát triển ở bên ngoài tử cung, chẳng hạn như ở thành sau bàng quang hay ở trong bàng quang. Tình trạng lạc nội mạc tử cung ở bàng quang khá hiếm gặp với các triệu chứng gần như tương đồng với nhiễm trùng đường tiết niệu như tiểu thường xuyên, đau và khó chịu ở bụng dưới, đau khi tiểu, đau lưng dưới và đau vùng chậu, nước tiểu có lẫn máu.

Các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm đau vùng chậu nghiêm trọng, đau nặng hơn trong thời kỳ kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục, khi đi tiểu hoặc đại tiện. Một số người cũng bị đau vùng chậu mãn tính, chảy máu kinh nguyệt nhiều, đầy hơi, buồn nôn và mệt mỏi.

Bàng quang nằm ở đâu? Đau bàng quang là bị bệnh gì? - Ảnh 6.

Khi nào đau bàng quang cần thăm khám bác sĩ? Ảnh: ST

2. Khi nào đau bàng quang cần thăm khám bác sĩ?

Điều trị nguyên nhân cơ bản gây đau bàng quang là bệnh gì sẽ giúp loại bỏ cơn đau bàng quang cùng các triệu chứng liên quan. Đôi khi thay đổi lối sống, chế độ ăn uống như giảm các thực phẩm chua cay, bỏ rượu và thuốc lá, đồ uống chứa caffein có thể có tác dụng giảm đau bàng quang. Chườm nóng vào vùng bụng dưới, uống thuốc giảm đau như ibuprofen cũng có thể hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu cơn đau bàng quang không chấm dứt kèm theo các triệu chứng như nước tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi tanh, đi tiểu bị đau rát, tiểu nhiều lần, tiểu són. Đặc biệt, cần tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp nếu đau bàng quang và bị sốt, nước tiểu có màu máu, bí tiểu và không thể tiểu được dù ở tư thế nào, đau lưng nghiêm trọng, việc thường xuyên phải đi tiểu ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày, sụt cân và chán ăn, buồn nôn và nôn mửa.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra mức độ cơn đau, kiểm tra xem có sự sưng lên hoặc khối u bất thường có thể sờ nắn được hay không. Để hỗ trợ cho việc chẩn đoán đau bàng quang là bệnh gì, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang, sinh thiết,...

Nguồn dịch tham khảo:

1. What To Know and Do About Bladder Pain

2. Bladder Pain


Tác giả: Allen