Bạn thắc mắc khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy coi chừng, đây chính là trọng bệnh

Bạn thắc mắc khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy coi chừng, đây chính là trọng bệnh
Khó nuốt là triệu chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Rất nhiều người mắc phải chứng bệnh này nhưng lại không biết khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì. Suckhoehangngay. vn sẽ làm rõ vấn đề trên qua bài viết này.

1. Tình trạng khó nuốt

Để tìm hiểu khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì, bạn cần phải biết tình trạng khó nuốt thường xảy ra ở người cao tuổi, nó khiến người bệnh mất nhiều thời gian để đưa thức ăn hoặc đồ uống từ miệng xuống dạ dày. Người gặp phải tình trạng này cần hết sức lưu ý vì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây triệu chứng khó nuốt

Đường kính của thực quản người có thể giãn rộng tới 4 cm để cho thức ăn và đồ uống đi qua. Tuy nhiên, khi đường kính đó nhỏ hơn 1,5 cm sẽ gây khó khăn cho đường ăn uống và khiến cổ họng bị đau rát, thậm chí còn gây khó thở cho người bệnh.

Ảnh 1.

Khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì? Đây chính là dấu hiệu của hàng loạt bệnh nguy hiểm (nguồn: Internet)

Để một người nuốt được thức ăn cần có sự kết hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như miệng, lưỡi, hầu, thực quản, các cơ quanh thực quản và vai trò của hệ thần kinh. Vì vậy, khó nuốt là do các cơ quan trong cơ thể không hoạt động nhịp nhàng, chúng cản trở thức ăn đi qua vùng miệng, hầu, thực quản khiến người bệnh bị đau rát, khó thở. Ước tính có khoảng 35% người ở độ tuổi ngoài 50 gặp triệu chứng khó nuốt hàng năm.

Rất nhiều người bị khó nuốt do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kĩ. Một số trẻ sơ sinh thì bị nôn trớ do khó nuốt nhưng đó chỉ là đặc điểm sinh lý của trẻ, do các bé chưa hoàn thiện thần kinh điều tiết sự co bóp của thực quản. Tuy nhiên, những hiện tượng này không gây bệnh mà theo thời gian sẽ biến mất.

3. Khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Ở trẻ nhỏ, nếu cha mẹ cho các bé ăn uống mà các bé lại khóc thét, thậm chí tím tái lại thì đó là do vùng họng thực quản của trẻ gặp vấn đề. Có thể trẻ bị hóc xương hoặc nuốt phải vật lạ vào cổ họng.

Người cao tuổi là đối tượng cần hết sức cảnh giác với hiện tượng khó nuốt vì đây có thể là biểu hiện của bệnh ác tính về hầu họng, thực quản, thanh quản. Một số bệnh có triệu chứng khó nuốt như sau:

- Các bệnh gặp nhiều nhất là rối loạn co bóp thực quản, xơ cứng bì. Đây đều là những bệnh xuất hiện bên trong lòng thực quản.

- Xơ cứng bì là bệnh gây tổn thương cơ quan niêm mạc làm xơ cứng niêm mạc và các cơ co thắt thực quản.

Ảnh 2.

Khó nuốt là một dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản (nguồn: Internet)

- Một số bệnh như bỏng thực quản có thể gây mưng mủ, nhiễm trùng và để lại sẹo thực quản, gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản, polyp thực quản, u thực quản, sa thực quản.

- Đặc biệt triệu chứng khó nuốt cũng là biểu hiện của bệnh ung thư thực quản, người bệnh sẽ gặp khó nuốt thường xuyên, thậm chí là hàng ngày vào các bữa ăn.

Ung thư thực quản là căn bệnh thường gặp ở nước ta. Bệnh vào giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh khác như bệnh dạ dày - tá tràng, bệnh tim mạch, bệnh đau thần kinh liên sườn, trào ngược dạ dày - thực quản. Người bị những bệnh này, đặc biệt là bị ung thư thực quản đều có biểu hiện như đau sau xương ức, nuốt khó, bị nghẹn khi nuốt đồ ăn, nôn và bị đau họng.

Một số trường hợp gặp triệu chứng khó nuốt do thực quả bị chèn ép là do người bệnh mắc phải ung thư hạ họng, suy tim, u trung thất, bệnh về đốt sống cổ.

Nếu bạn tiếp tục thắc mắc khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì thì nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh về các cơ quan của đường hô hấp như hầu, vòm họng, viêm amidan hoặc một số bệnh về tiêu hóa như tâm vị không giãn, khối u tâm vị, một số cơ quan trong ổ bụng thoát vị qua cơ hoành cũng gây nên triệu chứng khó nuốt.

Ở người cao tuổi, bệnh parkinson cũng làm nhóm đối tượng này gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc đồ uống. Thậm chí đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh đột quỵ não hay tai biên smaschj máu não. Khó nuốt đôi khi không có tổn thương thực thể mà chỉ có cảm giác nuốt vướng một vật gì ở họng lúc có, lúc không (không thường xuyên) cũng có thể là do viêm amidan mãn tính, do tác động cúa stress hoặc bệnh tâm thần.

4. Biến chứng của khó nuốt

Nhiều người mắc phải triệu chứng khó nuốt nhưng không biết khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì, thậm chí là mơ hồ về biến chứng nguy hiểm của chúng. Việc bị khó nuốt kéo dài sẽ làm người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, nó khiến người bệnh không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể và làm cho cơ thể người bệnh thiếu chất gây suy dinh dưỡng, rối loạn nước và chất điện giải.

Khó nuốt không chỉ làm hại cho sức khỏe của con người mà còn khiến mọi người bị suy sụp tinh thần do người bệnh lo lắng về triệu chứng khó nuốt mà bản thân đang gặp phải. Một số trường hợp khó nuốt chính là do người bệnh bị ung thư thực quản nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời nên đã gây tử vong cho bệnh nhân.

5. Phòng tránh và điều trị triệu chứng khó nuốt

Người bệnh cần phòng tránh bệnh khó nuốt bằng cách dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ cần hết sức cẩn trọng trong việc quản lí việc ăn uống của trẻ, tránh để trẻ bị hóc xương hoặc nuốt các vật cứng vào họng.

Nếu trị bị hóc hoặc bị nghẹn không nuốt trôi thức ăn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp xấu trẻ không được sơ cứu kịp sẽ khiến trẻ bị tổn thương thực quản, nhiễm trùng, mưng mủ gây khó nuốt cho trẻ,

Người cao tuổi cảm thấy khó nuốt cũng cần đi khám bệnh ngay để xác định nguyên nhân bệnh kịp thời. Đặc biệt là những trường hợp khó nuốt hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần liền càng cần đi khám gấp để xác định nguyên nhân, nên khám ở các chuyên khoa tai mũi họng, chuyên khoa tiêu hóa hoặc chuyên khoa ung thư vì khó nuốt là dấu hiệu của rất nhiều loại bệnh. Người bệnh cũng có thể đến khám tại các khoa xương khớp, thần kinh, vì chúng có mối liên hệ với việc khó nuốt.

Ảnh 3.

Bệnh nhân nên tiến hành điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật khi bị khó nuốt do khối u (nguồn: Internet)

Sau khi xác định được nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc điều trị các bệnh như viêm thực quản, trào ngược dạ dày, thoái hóa đốt sống cổ, tâm thần, stress. Nhiều người bị khó nuốt do khối u cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ u. Điều quan trọng là người bệnh, đặc biệt là NCT không được chủ quan, xem thường để đến khi bệnh nặng mới đi khám bệnh.

Thông quan bài viết trên, không khó để mọi người hiểu rõ khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì và nắm được cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy luôn giữ cho mình sức khỏe tốt và theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể để được chấn đoán kịp thời.

                                                                                                                                       

Tác giả: Quỳnh Anh