Hoa atiso thường được thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 10. Hoa atiso mọc đơn ở nách và gần như không có cuống.
Tràng hoa màu tía, hồng hay vàng, đôi khi còn có màu trắng. Hoa atiso được dùng phổ biến để ngâm nước uống, ngâm rượu. Loại nước uống từ hoa atiso có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.
- Tốt cho gan: Trong atiso chứa cynarin và silymarin là hai chất chống oxy hóa rất có ích cho gan, chính vì thế, hoa atiso có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh gan, làm sạch gan, giúp thanh lọc các độc tố có trong gan.. Công dụng của hoa atiso tương tự giống như với tỏi đen, một người bạn thân thiện đối với gan.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, lợi tiểu, cải thiện chức năng túi mật. Đối với người già, dùng hoa atiso giúp nhuận tràng tự nhiên, không gây tiêu chảy cũng không gây tác dụng phụ.
- Trị rắn cắn
- Chữa viêm khớp
- Điều trị cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu
- Điều trị thiếu máu, hạ huyết áp
- Giữ nước (phù)
Để sở hữu một làn da đẹp, ngoài việc chăm sóc, làm sạch những bụi bẩn bên ngoài bề mặt thì yếu tố nội tiết bên trong cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng. Da bạn đẹp hay xấu phụ thuộc vào độ khỏe của gan. Hoa atiso giúp làm sạch gan, giải độc tố, nhờ vậy da dẻ mịn màng, ít mụn hơn.
Phân biệt | Hoa Atiso xanh | Hoa Atiso đỏ (bụp giấm) |
Tên khoa học | Cynara Scolymus | Hibiscus Sabdariffa |
Họ | Cúc | Cẩm quỳ. Không có họ hàng với hoa atiso xanh |
Chiều dài thân cây | 1 -> 2 m | 1,5m -> 2m |
Phân bố | Chủ yếu ở Sapa, Đà Lạt | Nguồn gốc ở châu Phi, du nhập vào Việt Nam từ năm 1970 |
Công dụng |
|
|
Người ta thường ngâm hạt hoa atiso với rượu, ngoài việc trở thành một loại đồ uống ngon, rượu atiso còn có vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm phế quản, viêm họng, lợi tiểu, tiểu đêm, điều trị bệnh vàng da, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cách ngâm rượu hoa atiso đỏ
B1: Rửa sạch hoa atiso với nước
B2: Cắt bỏ phần cuống hoa
B3: Ngâm đài hoa trong nước muối pha loãng trong khoảng 2 tiếng để giảm vị chát của hoa. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.
B4: Cho đài hoa vào bình thủy tinh hoặc chum sành. Đổ rượu trắng vào bình theo tỷ lệ 1:3 = 1 kg hoa : 3 lít rượu. Nên chọn rượu có nồng độ 40 độ.
B5: Đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 4-5 tháng là có thể sử dụng được.
Cách ngâm rượu hạt hoa atiso đỏ
Nhiều người thắc mắc hạt atiso ngâm rượu như thế nào? Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách ngâm rượu với hạt hoa atiso đỏ:
B1: Chuẩn bị 500 gram hạt atiso đỏ với 4 -> 5 lít rượu
B2: Cho hạt atiso và rượu vào bình. Ngâm trong vòng 4-5 tháng là có thể sử dụng được
Ngoài ra hạt atiso còn được dùng để pha trà. Trà hạt atiso có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể. Để sử dụng, bạn có thể cho 50 gram hạt hoa atiso đỏ vào ấm trà, sau đó hãm với nước nóng, dùng để uống như các loại trà bình thường.
Cách ngâm rượu hoa atiso xanh
Cách ngâm rượu hoa atiso xanh cũng tương tự như cách ngâm rượu hoa atiso đỏ.
B1: Rửa sạch hoa atiso xanh, sau đó thái thành từng múi búp.
B2: Ngâm búp hoa atiso xanh với nước muối loãng trong khoảng 2 tiếng để giảm vị chát, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
B3: Cho búp hoa và rượu vào bình theo tỷ lệ 1 kg hoa : 3 lít rượu trắng 40 độ.
B4: Đậy nắp kín bình ngâm, ngâm trong khoảng 4-5 tháng là có thể sử dụng được.
- Hoa atiso tách ra chỉ lấy cánh mang rửa sạch, để ráo nước.
- Cho hoa atiso vào bình thủy tinh từng lớp, giữa mỗi lớp mà một lớp đường cát trắng, lớp cuối cùng đổ kín đường và đậy kín nắp bình.
Sau vài ngày khi đường tan hết, nước cốt bắt đầu ngấm ra, dùng thìa đẩy hoa xuống cho nước cốt ngập lên. Khoảng 1 tuần là bắt đầu thưởng thức được, nên uống với đá.
Mứt hoa atiso còn được gọi là mứt hoa hồng. Các bước làm tương tự như cách ngâm hoa atiso với đường làm nước giải khát. Tuy nhiên ta chỉ ngâm độ 5 ngày đến 1 tuần cho hoa ngấm đường, lấy hết hoa ra cho lên chảo rang khô cho đến khi hoa quắp lại, giòn.