Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện tái tạo vú?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện tái tạo vú?
Tái tạo vú là phẫu thuật giúp cho vú trở lại hình dánh và kích thường ban đầu, sau khi bạn đã cắt bỏ tuyến vú. Bạn có thể chọn dùng túi ngực giả hoặc cấy ghép ngực từ mô mỡ tự thân. Tái tạo vú được coi là đạo phẫu, nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định phẫu thuật.

1. Khi nào bạn nên thực hiện tái tạo vú?

- Sau khi bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú (thường là phẫu thuật điều trị ung thư vú), ngực bạn sẽ mất cân đối, thực hiện tái tạo vú giúp ngực trông tự nhiên hơn.

- Sau khi bạn gặp các chấn thương làm ngực biến dạng.

Bạn cần hiểu, tái tạo vú là một việc mang tính cá nhân. Hãy thực hiện nó vì mong muốn làm đẹp của bản thân, chứ đừng vì ý muốn của người khác.

Ảnh 2.

Việc phẫu thuật trị ung thư vú khiến ngực bạn mất cân đối, bạn có thể lựa chọn tái tạo vú để tự tin hơn. (Ảnh Internet)

2. Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện tái tạo vú?

- Tái tạo vú là 1 đại phẫu, vì vậy bạn cần chuẩn bị tinh thần trước những đau đớn và biến chứng mà bạn có nguy cơ sẽ gặp phải.

- Bạn có thể không nhất thiết phải tái tạo ngực. Một số loại áo ngực có thể giúp hình dáng ngực cân đối và trông tự nhiên.

- Hãy chắc chắn bạn không có bệnh lý nào ảnh hưởng đến việc hồi phục vết thương.

- Hãy cân nhắc và xin ý kiến của bác sĩ để chọn lựa phương pháp tái tạo vú phù hợp với bản thân nhất.

3. Quy trình thực hiện tái tạo vú như thế nào?

Thông thường thì tái tạo vú sẽ được thực hiện trong cùng 1 lần với phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú do ung thư vú. Trong trường hợp bạn phải hóa xạ trị sau phẫu thuật để chữa bệnh triệt để, thì tái tạo vú sẽ được thực hiện sau đó.

Trước khi phẫu thuật tái tạo vú, bác sĩ sẽ xét nghiệm và khám sức khỏe của bạn, yêu cầu bạn dùng hoặc ngừng 1 số loại thuốc. Khi phẫu thuật bạn sẽ được gây mê. Thời gian phẫu thuật tái tạo vú là khoảng 20 phút.

Có 2 cách để tạo hình lại ngực, đó là dùng túi độn làm từ silicon hoặc nước muối biển, hoặc bác sĩ sẽ lấy da, cơ và mô mỡ từ bộ phận khác để tạo thành mô vú, cấy ghép vào ngực. Mô, cơ và mỡ thường được lấy ở bụng, lưng, đùi hoặc mông.

Ảnh 4.

Sử dụng mô và da ở lưng để tái tạo vú. (Ảnh Internet)

4. Tác dụng phụ của phẫu thuật tái tạo vú là gì?

- Đau và châm chích ở ngực.

- Phẫu thuật làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến việc cứng vai, nách và cánh tay bị tê. Bạn nên tập các bài tập vai để cải thiện tình hình. Nếu trường hợp nặng, hãy xin hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu

- Trong và quanh các vết sẹo sẽ có dịch ứ lại. Thường dịch sẽ được cơ thể tự hấp thụ hết. Trong trường hợp quá nhiều dịch, thì nhân viên y tế sẽ sử dụng ống kim để dẫn lưu dịch ra ngoài.

- Sưng cánh tay là phù mạch bạch huyết, các hạch bạch huyết ở nách bị nạo bỏ.

- Mệt mỏi, lo ây, trầm cảm có thể xảy ra nếu bạn chuẩn bị tâm lý chưa tốt.

Ảnh 6.

Phẫu thuật tái tạo vú sẽ để lại những vết sẹo. (Ảnh Internet)

5. Bạn nên làm gì sau khi tái tạo vú?

- Vài ngày sau phẫu thuật, hãy xin bác sĩ thuốc giảm đau nếu bạn bị đau dữ dội, ảnh hưởng đến việc ngủ nghỉ. 

- Có gắng vận động cánh tay nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Tập các bài tập giúp hồi phục cơ ngực và cánh tay.

- Chú ý vệ sinh vết mổ kĩ càng để tránh nhiễm trùng.

- Sau 2 tháng, bạn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường, chơi thể dục thể thao.

Tác giả: Mai Nhung