Băn khoăn bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không, câu trả lời khiến nhiều người lo lắng

Băn khoăn bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không, câu trả lời khiến nhiều người lo lắng
Thực tế cho thấy nhiều người vẫn coi nhẹ bệnh huyết áp thấp, nhưng trả lời câu hỏi bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Huyết áp thấp đến nay vẫn luôn là căn bệnh khiến nhiều người lo lắng bởi nó có thể gây ra hậu quả khó lường một cách bất ngờ. Một người được coi là mắc bệnh huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương dưới mức 90/60 nmHg, trong khi người bình thường là 120/90 nmHg. 

1. Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy nhiều người vẫn coi nhẹ bệnh huyết áp thấp, nhưng trả lời câu hỏi bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong khi đa số nhiều ý kiến cho rằng huyết áp thấp chỉ làm chóng mặt, nhức đầu nên có thể cải thiện bằng cách vận động nhẹ, chú ý đến xung quanh. 

Nhưng những năm gần đây số người bị đột quỵ vì huyết áp thấp đang có xu hướng tăng lên, thậm chí bằng ngang ngửa những người bị huyết áp cao. Đặc biệt, số người bị tử vong do huyết áp thấp lại lớn hơn nạn nhân do huyết áp cao gây ra.

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có! Bởi vì bất kỳ sự thay đổi nào của huyết áp cũng đều cảnh báo cho người bệnh những dấu hiệu không ổn định của tình trạng tim. Huyết áp thấp là biểu hiện cho việc tim không thể đẩy máu đến mọi ngõ ngách của cơ thể, vùng càng xa tim càng chịu thiệt thòi. 

Nếu huyết áp cao làm áp lực dòng máu tăng mạnh, gây ra các tổn thương, bào mòn lên thành mạch và gây ra xuất huyết não, thì áp lực dòng máu yếu, diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tình trạng các tế bào không được cung cấp đủ dưỡng khí. 

Trái ngược với nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp thì sẽ có thiếu máu cơ tim, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh rằng, trong vùng trung tâm của ung bướu ác tính bao giờ cũng có hiện tượng thiếu dưỡng khí.

Thực tế, bệnh huyết áp thấp nếu không được kiểm tra và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên môn cũng có nhiều khả năng bị nhầm lẫn sang bệnh khác. Về cơ bản, biểu hiện lâm sàng của huyết áp thấp giống 1 phần so với các bệnh rối loạn tiền đình, suy nhược cơ thể, thiếu cân vì kiêng khem thái quá, thiếu ngủ, hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc khác... 

Khám không đúng bệnh, không đúng bác sĩ, điều trị triệu chứng nhưng không giải quyết tận gốc vấn đề không những lãng phí thời gian mà còn kéo dài thời gian ủ bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ảnh 1.

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có! (Ảnh: Internet)

2. Có thể chữa khỏi bệnh huyết áp thấp không?

Huyết áp thấp là bệnh thường gặp trong xã hội, nhưng người bị huyết áp thấp thường chủ quan, xem nhẹ sức khỏe của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, điều trị khó hơn và đặc biệt nguy hiểm với tình trạng tụt huyết áp bất ngờ mà không được sơ cứu kịp thời. Tốt hơn hết, người bệnh nên tự trang bị kiến thức phòng ngừa, điều trị từ lối sống, sinh hoạt để cải thiện sức khỏe cho chính bản thân mình.

Huyết áp thấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp. Nhiều người nghĩ rằng để khắc phục tình trạng huyết áp thấp chỉ cần uống trà và cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên những thức uống này chỉ có thể khắc phục tạm thời mà thôi. Do vậy ngoài việc giảm triệu chứng, nguyên tắc chính trong điều trị là phải nâng chỉ số huyết áp về mức ổn định hơn. Như vậy người bệnh mới tránh được những cơn tụt huyết áp đột ngột về sau.

3. Một số biện pháp phòng tránh hạ huyết áp đột ngột 

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt ở nhiều phụ nữ thường có thói quen giảm cân, ăn uống thiếu khoa học. 

- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy. 

- Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.

- Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, Yoga đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. 

- Nên chữa trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như: đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính…

Tác giả: Phương Thuận