Lậu là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Khi điều trị không kịp thời, bệnh lậu sẽ để lại nhiều biến chứng khôn lường như: có thể gây viêm họng, viêm sưng xương chậu, và gây vô sinh.
Theo ước tính mỗi năm có khoảng 78 triệu người trên thế giới mắc bệnh lậu, đây là một trong những căn bệnh hiện chưa thể ddiefu trị triệt để.
Bệnh do vi khuẩn gây bệnh lậu - Neisseria gonorrhoeae đã tiến triển và có thể đề kháng lại nhiều loại kháng sinh, khiến cho việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Vi khuẩn gây bệnh lâu,Neisseria gonorrhoeae, có thể đề kháng với nhiều loại kháng sinh (Ảnh: internet)
Gần đây, các nhà khoa học đã thông báo trên tạp chí Lancet, lần đầu tiên từng có một loại vắc-xin có thể giúp mọi người cách phòng ngừa bệnh lậu. Đó là khi tiêm vắc-xin phòng viêm màng não, thì đồng thời nguy cơ bị nhiễm bệnh lậu cũng thấp hơn.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Christine Johnston tại Đại học Washington ở Seattle cho biết: Mọi cố gắng nhằm tạo ra vaccin phòng bệnh lậu đến nay vẫn thất bại. Cho đến kết quả nghiên cứu gần đây chỉ rằng hoàn toàn có thể tìm ra loại vaccin phòng bệnh lậu.
Người đã phát hiện mối liên hệ giữa hai căn bệnh này là bà Helen Petousis-Harris, một nhà vaccin học tại trường Đại học Auckland, New Zealand. Bà và các đồng nghiệp khác đã nhận thấy các ca bệnh lậu ở New Zealand, Cuba và Na Uy giảm xuống đáng kể, sau khi bệnh nhân được tiêm phòng vi khuẩn viêm màng não cầu B, một tác nhân có thể gây ra viêm màng não và nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn viêm màng não cầu B vi khuẩn gây bệnh lậu có DNA giống nhau (Ảnh: internet)
Vi khuẩn gây viêm màng não và bệnh lậu có mối liên hệ với nhau, chúng có DNA giống nhau tới 80-90%. Tuy nhiên bà Petousis-Harris nói thêm: "Có sự hợp lý về mặt sinh học, nhưng chúng ta cần thêm vài bằng chứng" rằng vaccin thực sự có thể khống chế được bệnh lậu.
Bà và các đồng nghiệp đã nghiên cứu dữ liệu từ cơ quan tiêm phòng quốc gia New Zealand để kiểm tra những người đã được tiêm vaccin MeNZB, vaccin ngừa viêm màng não từ 2004-2008. Kết hợp cùng thông tin từ hơn 14 nghìn người từ độ tuổi 15-30 tuổi từng mắc bệnh lậu, bệnh chlamydia hoặc cả hai ở New Zealand từ năm 2004 đến năm 2016.
So sánh với người không được tiêm phòng, những người được tiêm viêm màng não có thể giảm 1/3 khả năng nhiễm bệnh lậu.
Theo bà Teodora Wi, một cán bộ y tế tại cơ quan nghiên cứu sức khỏe sinh sản của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva cho biết: bất kể biện pháp điều trị bệnh lậu mới nào đều thúc đẩy vi khuẩn kháng thuốc. Nhưng một vacxin thì không dễ gì bị vi khuẩn đánh bại. Kết quả hiện tại "mang lại bước đột phá quan trọng trong việc phát triển ra vaccin phòng bệnh lậu".