Viêm tai ngoài là tình trạng viêm lớp da bao phủ ống tai ngoài. Có nhiều nguyên nhân viêm tai ngoài. Viêm tai ngoài gồm nhiều cấp độ. Bài viết dưới đây cung cấp một số nguyên nhân gây viêm tai ngoài để mọi người biết và phòng tránh bệnh.
Sức đề kháng hay còn gọi là khả năng miễn dịch rất quan trọng với cơ thể trước tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Nếu không chú trọng chăm sóc cũng như bị tác động từ thời tiết, môi trường, các bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường, viêm thận mãn tính, rối loạn nội tiết tố, thiếu máu… khiến cho sức đề kháng suy giảm, ống tai ngoài dễ viêm nhiễm vô cùng và không dễ khống chế.
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm lớp da bao phủ ống tai ngoài
Các hoạt động bơi lội, tắm gội, nước chảy vào trong ống tai, da bị ngâm nước, các tầng chất bị tổn thương khiến cho vi sinh vật dễ dàng xâm nhập. Ống tai ngoài có chút tính axit, tất cả các yếu tố làm thay đổi môi trường axit đều khiến cho sức đề kháng của ống tai ngoài giảm nghiêm trọng.
Việc ngoáy tai không cẩn thận làm cho vùng da ống tai ngoài tổn thương hoặc dị vật nào đó xâm nhập làm tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm.
Các bệnh trong tai đặc biệt là viêm tai giữa có dịch mủ chảy ra ống tai ngoài gây kích thích, lâu ngày khiến da bị tổn thương viêm nhiễm.
+ Những người thường xuyên lau tai bằng tăm bông mạnh cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời đầy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Sự tích tụ chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn và nấm.
+ Nhiều người ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, sắc nhọn gây trầy xước da quanh ống tai cũng bị.
Đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai
Ở những người có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc với các hóa chất này dính vào tai cũng có thể bị viêm tai ngoài.
Để chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng uy tín để thăm khám và điều trị.
Qua thăm khám, kiểm tra các triệu chứng bệnh, người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, lấy mẫu bệnh phẩm để cấy vi trùng nhằm xác định loại vi khuẩn, virus gây bệnh, chụp CT nhằm chẩn đoán nhiễm trùng có xâm lấn vào cấu trúc xương thái dương, xương sọ hay không.
Khi có dấu hiệu viêm tai ngoài bạn cần đi thăm khám để kịp thời điều trị
Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai. Nếu bị nhiễm trùng cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra người bệnh có thể dùng thêm thuốc corticosteroid để giảm ngứa và viêm. Tuy nhiên cần tuân thủ theo đúng thuốc của bác sĩ, tránh tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.