Bạn có thể mắc phải các bệnh cơ xương khớp sau dù ở bất cứ độ tuổi nào

Bạn có thể mắc phải các bệnh cơ xương khớp sau dù ở bất cứ độ tuổi nào
Các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương, nguy hiểm nhất là ung thư xương có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Chính vì vậy, cần nhận biết được các loại bệnh này để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.

Bệnh cơ xương khớp không còn là bệnh hiếm gặp và ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, sinh hoạt và chất lượng lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh cơ xương khớp chưa được hiểu rõ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

Bài viết này tổng hợp các loại bệnh cơ xương khớp thường gặp và dấu hiệu nhận biết điển hình của từng loại bệnh đó. Qua đó, người đọc có thêm thông tin để có thể điều trị, hay phòng ngừa. 

Bệnh cơ xương khớp thường gặp:

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Bệnh dẫn đến các thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương ở rìa khớp và hốc xương dưới sụn.

Bệnh thoái hóa khớp không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên nếu không điều trị khoa học, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề trong sinh hoạt thậm chí bị tàn phế. 

Dù là nam hay nữ đều có nguy cơ mắc thoái hóa khớp, tùy vào vị trí khớp trên cơ thể mà tỉ lệ mắc của nam và nữ khác nhau. 

2. Bệnh thấp khớp

Là một trong những bệnh lý biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, cần điều trị tích cực ngay từ đầu để ngừng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh có thể gây các tổn thương như:

Tổn thương tại khớp: ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, tiến triển từng đợt, có xu hướng tăng nặng dần gây hủy hoại sụn khớp và đầu xương.

Tổn thương ngoài khớp: viêm mạch, viêm màng, viêm nội tâm mạc, rối loạn nhịp tim, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, khô giác mạc, chèn ép tủy cổ do trật khớp…

Tổn thương toàn thân: mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu, suy nhược…3. Thoái hóa cột sống

Khi cột sống phải chịu những áp lực quá tải sẽ gây ra thoái hóa cột sống, bệnh ảnh hưởng đến đĩa đệm, các gai cột sống cũng dần xuất hiện. Thoái hóa cột sống đi kèm với những triệu chứng: đau, cứng cột sống và hạn chế vận động.

Phân loại thoái hóa cột sống: Đau thắt lưng cấp; Đau thắt lưng mạn tính;  Thoát vị đĩa đệm; Thoái hóa cột sống cổ.

3. Bệnh Gout (Bệnh Gút)

Gout là hiện tượng khớp bị viêm do các tinh thể urat lắng trong một số cơ quan. Nguyên nhân do chỉ số axid uric trong máu tăng cao. Đối tượng mắc bệnh gout thường là nam giới ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên phụ nữ cũng có thể mắc bệnh này và tỉ lệ mắc tăng dần theo lứa tuổi.

Những người uống nhiều bia rượu, chế độ ăn không hợp lý, thừa chất dẫn đến thừa cân béo phì hay những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

4. Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương (bệnh giòn xương hoặc xốp xương) là một loại bệnh lý xuất hiện khi quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn mật độ tạo xương, điều này khiến xương bị giòn và dễ gãy hơn. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ.

Đau xương, đau cột sống, hay gù vẹo cột sống là những biểu hiện của bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương là bệnh di truyền, gia đình có người bị loãng xương thì những thành viên khác cũng có nguy cơ bị loãng xương.

5. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Cứ 10 người mắc bệnh thì có 9 người là nam giới, 1 người là nữ giới, chủ yếu ở độ tuổi 20 – 30.

Lupus ban đỏ có biểu hiện rất đa dạng, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Bệnh có thể phát triển từ biểu hiện nhẹ trên da, tổn thương khớp cho đến sự suy thận tiến triển nhanh, co giật, những tổn thương thần kinh và có thể gây mù lòa.

Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm: khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

6. Ung thư di căn xương

Là hậu quả nghiêm trọng của ung thư nói chung, chủ yếu từ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư dạ dày. Xương là vị trí di căn thường gặp thứ 3 sau các vị trí di căn phổi và gan. Ung thư xương có thể gặp ở cả nam và nữ.

Mặc dù không thể chữa khỏi được bệnh song hiện nay đã có các phương pháp điều trị có thể kéo dài cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

7. Viêm đa cơ và viêm da cơ 

Viêm đa cơ và viêm da cơ là các bệnh viêm cơ kèm theo tổn thương da hoặc không. Ngoài ra, bệnh thường gây tổn thương thực quản và phổi.

Các cơ ở vùng vai, cánh tay, chậu, đùi thường dễ tổn thương nhất, người bệnh mệt mỏi khi vận động hoặc thực hiện các động tác cần nâng vai. Giai đoạn này các cơ khác cũng có thể tổn thương, kể cả cơ tim. 

 Tổn thương da: ban ở các vùng da hở. Ban này thường rất ngứa, khiến người bệnh mất ngủ. Các tổn thương ở đầu khiến người bệnh bị hói đầu. Các ban tím sẫm xuất hiện quanh hốc mắt. 

Một số biểu hiện khác không đặc trưng như: hồng ban ở má, nhiều chấm nhỏ khiến da lốm đốm, nhạy cảm với ánh nắng, các biến đổi ở quanh móng và biểu bì. Ống tiêu hóa và phổi cũng bị tổn thương.

Tác giả: Hai Yen