Sự xuất hiện của các biến thể mới, trì hoãn việc tiêm ngừa vaccine và các ca tái nhiễm gia tăng thì kịch bản về việc nhiễm Covid-19 hai lần trong một tháng khiến nhiều người hoang mang.
Nhìn chung có một số yếu tố góp phần về yếu tố gia tăng nguy cơ tái nhiễm Covid-19 bao gồm:
- Sự xuất hiện của các biến thể virus Covid-19 mới
- Khả năng miễn dịch suy giảm tự nhiên đạt được do tiêm chủng hay do đã nhiễm trùng trước đó
- Không đảm bảo các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay,...
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ thì trước khi biến thể Omicron xuất hiện, việc tái nhiễm không phổ biến như vậy. Trong một nghiên cứu vào tháng 5/2022 xem xét về việc tái nhiễm từ khi bắt đầu đại dịch cho tới khi biến chủng Omicron gây ra làn sóng Covid thứ 3. Nhìn chung họ nhận thấy rằng nguy cơ tái nhiễm là 6,7% trong 18 - 22 tháng kể từ lần mắc Covid-19 đầu tiên (1).
Tuy nhiên giờ đây, khi mà Omicron và các biến thể phụ của nó đang thay đổi khiến cục diện của việc tái nhiễm cũng có một số thay đổi.
Trước Omicron thì sự bảo vệ của hệ miễn dịch trước tái nhiễm kéo dài ít nhất vài tháng. Một nghiên cứu năm 2021 xem xét từ các dữ liệu kéo dài từ năm 2020 cho thấy rằng việc một người bị Covid-19 trước đó vẫn có tới 80% bảo vệ 6 tháng.
Đọc thêm:
+ Đau đầu do Covid-19: Làm cách nào để giảm bớt?
+ 5 nhóm dưỡng chất cần bổ sung đầy đủ sau Covid-19 để tăng cường sức khoẻ
Một nghiên cứu khác vào tháng 2/2022 sử dụng thêm dữ liệu về tiêm chủng vaccine đối với nguy cơ tái nhiễm từ tháng 12/2020 tới tháng 9/2021 cho thấy khả năng miễn dịch do nhiễm trùng trước đó suy giảm sau 1 năm ở những người không được chủng ngừa. Còn ở người đã từng mắc Covid-19 và tiêm chủng vaccine thì khả năng miễn dịch vẫn ở mức cao ngay cả khi lần nhiễm trước đó lên tới hơn 18 tháng.
Virus nào cũng vậy, việc có các đột biến là không thể tránh khỏi theo thời gian và virus Covid-19 cũng không ngoại lệ. Khi những biến chủng hình thành đủ chúng sẽ khiến virus có khả năng thoát khỏi hệ miễn dịch của chúng ta một cách dễ dàng hơn, điều này bao gồm cả các trường hợp có miễn dịch do tiêm chủng, từng nhiễm bệnh hoặc cả hai.
Một nghiên cứu vào tháng 7/2022 về các yếu tố bảo vệ mà các lần nhiễm trùng trước khi Omicron xuất hiện mang lại:
- Tái nhiễm với một chủng khác trước Omicron: Nguy cơ tái nhiễm của một trường hợp nhiễm tiền Omicron khác với nguy cơ tái nhiễm một trường hợp nhiễm tiền Omicron khác là 85,5%. Các nhà nghiên cứu ước tính con số này sẽ đạt dưới 10% sau 32 tháng.
- Tái nhiễm với Omicron: Nguy cơ tái nhiễm của tiền Omicron đối với hậu Omicron thâó hơn đáng kể, chỉ khoảng 38,1%. Các nhà nghiên cứu ước tính con số này sẽ giảm xuống dưới 10% sau 15 tháng.
Một
Các biến thể phụ BA.4 và BA.5 hiện nay được đánh giá là có khả năng thoát khỏi miễn dịch cao hơn. Cụ thể, các kháng thể từ những người được tiêm chủng gặp khó khăn hơn trong việc vô hiệu hóa các biến thể phụ này. Khả năng trung hòa ngăn không cho virus liên kết với tế bào chủ cũng thấp hơn khi so với các kháng thể từ những người đã bị nhiễm Covid-19 trước đó, bao gồm cả BA.1 và Omicron gốc chiếm ưu thế ở cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ trung hòa của BA.4 và BA.5 thấp hơn so với BA.1 hoặc BA.2 ở cả những người được tiêm chủng và những người đã bị nhiễm trùng trước đó.
Điều này có nghĩa là nếu bạn nhiễm Covid-19 trong làn sóng Omicron đầu tiên hoặc gần đây nhất (BA.2), thì việc tái nhiễm với BA.4 hoặc BA.5 là có thể xảy ra ngay bây giờ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bạn được bảo vệ tốt tại thời điểm này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù hiệu quả của việc nhiễm Covid-19 tiền Omicron thì đối với chủng BA.4 và BA.5 có triệu chứng chỉ là 15,1% nhưng nó vẫn khá cao (ở mức 76,1%) nếu như bạn từng nhiễm Omicron trước đó.
Các trường hợp tái nhiễm Covid-19 dường như ít nghiêm trọng hơn so với các trường hợp mắc Covid-19 lần đầu. Một nghiên cứu năm 2021 đã xem xét nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hoặc t.ử vong do tái nhiễm thì kết quả cho thấy so với lần nhiễm đầu tiên, lần tái nhiễm sau đó giảm nguy cơ gặp biến chứng nặng hay t.ử vong thấp hơn 90%.
Một nghiên cứu khác vào tháng 4/2022 cũng cho thấy lần tái nhiễm Covid-19 có nguy cơ t.ử vong thấp hơn so với lần nhiễm bệnh đầu tiên. Tương tự như lần nhiễm trùng đầu tiên thì tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe cơ bản là các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh nặng do tái nhiễm.
Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy việc tái nhiễm có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài. Đó là nghiên cứu vào tháng 6/2022 cho thấy so với lần nhiễm đầu thì tái nhiễm làm tăng nguy cơ mệt mỏi, các vấn đề với phổi, hệ tim mạch, các cơ quan khác và bệnh tiểu đường; tăng nguy cơ nhập viện,...
Những tác động này đã được nhìn thấy bất kể tình trạng tiêm chủng. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là không phản ánh được tình trạng đối với tổng thể dân số (số lượng lớn) mà chỉ tập trung vào nhóm Cựu chiến binh hay nói cách khác là nhóm cao tuổi, nam giới và có sức khỏe kém.
Có. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3/2022 báo hiệu nguy cơ tái nhiễm do Omicron gia tăng. Trong quần thể nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng nguy cơ này cao hơn ở nhóm nhiễm bệnh lần đầu tiên hồi đầu đại dịch và tái nhiễm trong đợt biến thể Delta và lần thứ ba của họ là từ Omicron.
Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm chính là thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ bản thân, bao gồm:
- Tiêm chủng đủ phác đồ bao gồm cả các mũi nhắc lại
- Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng
- Rửa tay thường xuyên
- Hạn chế tới những nơi thông gió kém.
Theo CDC thì có rất ít thông tin về nguy cơ lây truyền trong quá trình tái nhiễm Covid-19. Nhìn chung thì tốt nhất là bạn nên thận trọng và nhận thức được về nguy cơ bạn có thể lây truyền virus cho người khác.
Một nghiên cứu vào tháng 7/2022 cho thấy sự lây lan của virus hay còn gọi là giai đoạn lây nhiễm ở những người nhiễm Omicron có thể lên tới 10 ngày (2).
Vì vậy, bạn nên cách ly và cách ly ít nhất 10 ngày hoặc cho đến khi bạn không còn triệu chứng và cho kết quả âm tính từ xét nghiệm Covid-19 nhanh.
Tóm lại, nguy cơ tái nhiễm Covid-19 đang tăng lên vì thế mà điều quan trọng nhất vẫn là tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn chặn Covid-19.
Nguồn dịch: Can You Get COVID-19 Twice in 1 Month?