Hầu như ai cũng biết nếu bị bệnh huyết áp thấp thì chắc hẳn sẽ rất khó chịu vì nó cản trở rất lớn tới những hoạt động hàng ngày của bạn. Nhưng liệu có phải ai cũng mắc phải chứng bệnh này, hãy cùng xem ngay bài viết này nhé.
Huyết áp thấp tuy là căn bệnh phổ biến nhưng nếu không chú ý phòng ngừa tốt thì bạn cũng rất dễ trở thành một trong những đối tượng bệnh huyết áp thấp đang săn lùng đấy nhé.
Được coi là chứng bệnh nguy hiểm nên nếu không điều trị kịp thời, ngăn chặn tụt huyết áp đột ngột có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống.
Theo nghiên cứu thì phụ nữ thường bị huyết áp thấp nhiều hơn nam giới, đặc biệt hơn là phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp cao nhất. Ngoài ra, những đối tượng có bệnh lý tim mạch, nội tiết, thiếu máu, thiếu nước… cũng khó tránh khỏi bị mắc phải căn bệnh này.
Đây là nhóm đối tượng đứng đầu danh sách bị mắc bệnh huyết áp thấp. Các vấn đề về tim như: Nhịp tim chậm, đau tim, suy van tim, suy tim… thường dẫn đến tụt huyết áp vì nó thường là nguyên nhân ngăn chặn khả năng lưu thông của máu, máu không đến được đến cơ quan khác, não bộ thiếu máu gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
Nhắc tới bệnh này thì không thể không nhắc tới phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ mang thai là đối tượng có thể phải đối diện với cả cao huyết áp lẫn huyết áp thấp khi đang trong thai kỳ. Tình trạng bệnh huyết áp thấp thường xuất hiện trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, nếu được kiểm soát hiệu quả thì huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Người mắc các bệnh về nội tiết, nhất là về tuyến giáp, bị suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, bệnh đường huyết, tiểu đường… thường sẽ gây tụt huyết áp. Ngoài ra người bệnh sẽ mắc thêm huyết áp thấp.
Những người bị mất máu nhiều cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp. Nếu con người bị mất máu do vết thương hay do bị chảy máu nội bộ sẽ làm cơ thể bị giảm lượng máu, đồng thời sẽ dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong của cơ thể sẽ đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, huyết áp bị giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt, tình trạng này thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Những người bị tiêu chảy hay sốt… thường sẽ bị mất nước. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ gây chóng mặt và mệt mỏi, do đó cũng sẽ khiến huyết áp bị sụt giảm. Điều này lý giải vì sao người bị bệnh huyết áp thấp cần uống nước nhiều hơn.
Trong điều trị bệnh thì có một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ là giảm huyết áp, chẳng hạn như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm hay thuốc tim… Và tất nhiên, bệnh huyết áp thấp cũng sẽ tìm đến những người này với tỷ lệ rất cao.
Chế độ ăn uống nếu không đầy đủ dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các chất như: Vitamin B, folate sẽ gây thiếu máu và từ đó sẽ bị huyết áp thấp.
Tình trạng này còn được gọi là bị dị ứng nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị khó thở, nổi mụn nhọt, mề đay gây ngứa, sưng cổ họng và tụt huyết áp.
Trên đây là 09 đối tượng có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh huyết áp thấp, nếu bạn thuộc vào danh sách trên thì hãy chú ý giữ gìn sức khỏe và tới gặp bác sĩ khi cần thiết để tránh gặp phải những sai lầm đáng tiếc nhé.