Bạn có đang hiểu sai về dịch Covid-19? Đọc ngay 7 hiểu lầm phổ biến sau!

Bạn có đang hiểu sai về dịch Covid-19? Đọc ngay 7 hiểu lầm phổ biến sau!
Virus Covid-19 có thể chết trong môi trường nóng, người có sức đề kháng hệ miễn dịch khoẻ mạnh thì không cần sử dụng các biện pháp phòng vệ,.. là một vài hiểu lầm phổ biến về dịch này.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp xảy ra do sự xâm nhập, lây nhiễm của chủng biến dị virus corona (gọi là Covid-19) tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 đã bị WHO tuyên bố là "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu". Tới nay dịch bệnh đã lan rộng ra 26 quốc gia ngoài biên giới Trung Quốc.

Những số liệu cập nhật lúc 17h00 ngày 10-03-2020 về tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus covid-19:

Thế giới 114.188 người mắc, 4.019 người tử vong

Việt Nam: 34 trường hợp nhiễm COVID-19.

(Số liệu: SKĐS)

Việc đại dịch đang bùng phát mạnh như hiện nay thì những thông tin, tin đồn trên mạng về virus covid-19 mới đang khiến người dân hoang mang. Dưới đây là 5 hiểu sai phổ biến về covid-19 mà bạn cần chú ý:

1. Thuốc cảm lạnh có thể chống lại covid-19

Thực tế thì khi nhiễm covid-19 sẽ gây ra các biểu hiện tương tự với chứng cảm cúm thông thường như hắt hơi, sổ mũi, sốt,.. rồi mới biến chứng nặng trở thành viêm phổi. Vì thế mà có rất nhiều người đã đổ xô đi mua các loại thuốc chữa cảm lạnh hay cảm cúm để sử dụng với mục đích ngăn chặn được covid-19. Hay nói cách khách rất nhiều người quan điểm rằng nếu bạn không bị cảm lạnh thì bạn sẽ loại trừ được nguy cơ nhiễm virus covid-19.

Tuy vậy thì đây là một quan điểm sai hoàn toàn và không có căn cứ. Vì tính tới thời điểm hiện tại, trên cả thế giới vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào để đối phó hay ngăn ngừa covid-19.

2. Tiêm phòng cúm có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của covid-19

Tương tự như hiểu sai trên thì trong Chương trình Tư vấn trực tuyến: "THÔNG TIN VỀ VIRUS CORONA, CÁC BỆNH HÔ HẤP - CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ" (VTV), các chuyên gia cũng cho biết việc tiêm phòng cúm không giúp bạn ngăn chặn được virus covid-19.

Tuy nhiên thì việc tiêm phòng cúm có thể có những lợi ích sau:

- Nếu bạn không may vừa bị cúm và vừa bị nhiễm covid-19 thì tiến triển bệnh sẽ chuyển nặng nhanh chóng. Việc tiêm phòng cúm sẽ giảm được biến chứng nặng nếu bị lây nhiễm.

- Một trong những triệu chứng khi nhiễm covid-19 đó là sốt. Nếu bạn đã tiêm phòng cúm thì có thể nhanh chóng loại trừ nguyên nhân bạn bị sốt do các bệnh cúm gây ra, từ đó nhanh chóng bảo vệ được sức khoẻ nhờ quan sát các biểu hiện bất thường.

*Cần làm gì khi có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19?

3. Uống rượu có thể "khử trùng" được covid-19

Đây là một hiểu lầm sai hoàn toàn. Việc uống rượu khác với việc bạn dùng cồn rửa tay (trên 75 độ) để tiêu diệt vi khuẩn, virus.

Hay nói cách khác, virus covid-19 không tồn tại trong rượu, điều này chỉ đúng đối với những loại rượu đã được khử trùng ở mức tuyệt đối nhưng phải trên 75 độ (và thực tế thì không ai uống được loại rượu có nồng độ cao như thế cả!).

Còn các loại rượu thông thường bạn sử dụng như vang trắng, vang đỏ hay rượu bia,... không thể giúp bạn "giết chết" được virus này. Hơn nữa, điều này còn gây suy giảm hệ miễn dịch của bạn nếu như sử dụng rượu bia thường xuyên, từ đó tạo điều kiện cho covid-19 dễ dàng xâm nhập.

4. Người bị bệnh mãn tính thì dễ bị virus covid-19 tấn công hơn

Cũng trong Chương trình Tư vấn trực tuyến: "THÔNG TIN VỀ VIRUS CORONA, CÁC BỆNH HÔ HẤP - CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ" (VTV)), thì các chuyên gia cho biết: "Không có khái niệm dễ xâm nhập và khó xâm nhập". Điều kiện tiên quyết làm tăng nguy cơ lây nhiễm phải là "tiếp xúc với nguồn bệnh", ví dụ như bạn đi từ vùng dịch về, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị nhiễm covid-19,...

Những trường hợp bị mắc các bệnh mãn tính như tim mạch mãn tính, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính hay hệ miễn dịch bị suy giảm là những nhóm người có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn nếu bị lây nhiễm virus corona mới.

Vì thế mà việc phòng ngừa là bắt buộc đối với tất cả mọi người.

5. Người khoẻ mạnh không cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa

Các chuyên gia cho biết virus covid-19 là một virus mới, chính vì là virus mới nên tốc độ lây lan rất nhanh do cơ thể người chưa sản sinh "kịp thời" cơ chế tự miễn dịch và việc bệnh có những biểu hiện như ho, hắt xì, sổ mũi,.. tạo ra các dịch tiết rất dễ lây nhiễm qua quá trình tiếp xúc.

Vì vâỵ mà thông tin về việc người khoẻ mạnh, có hệ miễn dịch tốt thì không bị lây nhiễm là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

6. Đeo khẩu trang N95 hoặc N99 mới có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh

PGS.TS TRẦN ĐẮC PHU - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia phòng dịch của Bộ Y Tế cho biết khẩu trang nên được sử dụng như sau:

- Thông thường thì khẩu trang y tế 3 lớp hay còn gọi là khẩu trang phẫu thuật là đủ cho việc phòng tránh khi tới những nơi đông người.

- Khẩu trang N95 hay N99 chỉ nên đeo khi tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm hoặc khi đi vào vùng dịch.

- Khẩu trang vải: vẫn có thể sử dụng tuy nhiên cần thay, giặt hàng ngày.

**Test nhanh: Bạn đã biết đeo khẩu trang đúng cách là như thế nào chưa?

7. Dùng nước rửa tay khô càng đắt tiền càng tốt

Mới đây, bác sĩ Nhi khoa Phí Văn Công cũng đã đưa ra khuyến cáo trên trang facebook của mình. Vị chuyên gia này đưa ra khuyến cáo rằng người dân không cần phải lo lắng nếu như chẳng mua được một loại nước hay dung dịch sát khuẩn tay mà mình đang chạy theo trào lưu. 

Câu trả lời đơn giản nhất của vị bác sĩ này chính là là: Ra hiệu thuốc, mua lọ cồn 70-90 độ về để sát khuẩn tay sau khi rửa sạch tay.

Bạn có đang hiểu sai về đại dịch 2019 nCoV? Đọc ngay 7 hiểu lầm phổ biến sau! 2

Ảnh: Facebook Bác sĩ Phí Văn Công

Theo bác sĩ thì bản chất của những loại nước rửa tay khô hiện nay chỉ hơn dung dịch cồn sát khuẩn ở chỗ có thêm chất tạo mùi, chất làm mềm tay chứ không liên quan gì đến khả năng sát trùng, khử khuẩn virus corana cả nên không cần thiết phải tốn quá nhiều tiền để mua một loại nước rửa tay khô như vậy.

Bộ Y Tế khuyến cáo toàn dân tham gia phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh bằng cách:

- Theo dõi các thông tin mới nhất tại Cổng thông tin điện tử của bộ Y tế và Cơ quan ngôn luận (Báo Sức khỏe Đời sống):

1/ Cổng thông tin điện tử: https://www.moh.gov.vn/

2/ Báo Sức khỏe và Đời sống: https://suckhoedoisong.vn/Virus-nCoV-cap-nhat-moi-nhat-lien-tuc-n168210.html

- Thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp phòng tránh cho bản thân, gia đình, trẻ nhỏ và người già bao gồm: đeo khẩu trang khi tới những nơi tụ họp đông người, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh ít nhất 20 giây bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không/hạn chế tiếp xúc với người đang bị ho hay sốt.

- Cần chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và những người xung quanh; báo cáo cho cơ quan chức năng nếu nghi ngờ có biểu hiện.

Tư liệu tham khảo:

1. Chương trình Tư vấn trực tuyến: "THÔNG TIN VỀ VIRUS CORONA, CÁC BỆNH HÔ HẤP - CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ" (VTV)

2. Aboluowang

Cập nhật những thông tin Sai sự thật và đính chính khác Tại Đây.

Bạn có đang hiểu sai về dịch Covid-19? Đọc ngay 7 hiểu lầm phổ biến sau! - Ảnh 5.

Tác giả: Kim Phụng