Bạn có biết: Môi cũng có thể bị cháy nắng và thậm chí là rất phổ biến

Bạn có biết: Môi cũng có thể bị cháy nắng và thậm chí là rất phổ biến
Môi là bộ phận đặc biệt dễ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nên rất dễ bị tổn thương, trong đó có môi bị cháy nắng.

Tất cả các bộ phận của cơ thể đều dễ bị cháy nắng, nhưng một số bộ phận khác nhiều hơn - cho dù đó là do ánh nắng chiếu trực tiếp vào vùng cơ thể hay do bạn không thoa kem chống nắng. Môi là nơi đặc biệt dễ bị tổn thương. Việc ngăn ngừa môi bị cháy nắng nên được ưu tiên hàng đầu, không chỉ để bạn tránh bị sưng đỏ đau đớn mà còn vì môi bị cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

1. Môi bị cháy nắng là gì?

Nếu môi bạn bị cháy nắng, chúng sẽ sưng tấy và đỏ hơn bình thường, có cảm giá mềm khi chạm vào và đôi khi mụn nước phồng rộp cũng có thể hình thành tương tự như cách mà vết cháy/bỏng nắng gây ra ở các vùng cơ thể khác.

Mỗi người phản ứng khác nhau với ánh nắng mặt trời nhưng triệu chứng cháy nắng ở môi thường kéo dài từ 3 - 5 ngày, thậm chí lên tới 10 ngày nếu nghiêm trọng.

Làm cách nào để biết được môi bị cháy nắng hay mụn rộp ở miệng (Herpes miệng)?

Mụn rộp môi do cháy nắng có các triệu chứng rất khác với mụn rộp ở miệng (herpes miệng). Các nốt mụn rộp ở môi thường ngứa ran, bỏng rát hoặc ngứa. Mặc dù mụn rộp có thể xảy ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng chúng cũng có thể được kích hoạt bởi các yếu tố khác như căng thẳng hoặc cảm lạnh.

Chúng có thể xuất hiện dưới dạng những mụn nước nhỏ chứa đầy mủ. Điều này có thể dẫn đến các tổn thương giống như vết loét nhỏ khi chúng lành lại.

Bạn có biết: Môi cũng có thể bị cháy nắng và thậm chí là rất phổ biến - Ảnh 2.

Mụn rộp môi do cháy nắng có các triệu chứng rất khác với mụn rộp ở miệng (herpes miệng) (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Hướng dẫn cách chữa rộp môi (Herpes môi) nhanh nhất tại nhà

4 bước chăm sóc môi không bị thâm do tô son

Còn cháy nắng là những nốt mụn nhỏ, màu trắng, chứa đầy dịch. Bạn có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu cháy nắng ở những nơi khác trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không được bảo vệ. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

- Đỏ

- Sưng tấy

- Đau đớn

- Phồng rộp do cháy nắng nghiêm trọng.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Bạn có thể điều trị hầu hết các trường hợp môi bị cháy nắng bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn gặp các triệu chứng bao gồm:

- Môi bị sưng tấy nghiêm trọng

- Sưng lưỡi

- Phát ban.

Những triệu chứng này có nghĩa là đang xảy ra một phản ứng gì đó nghiêm trọng hơn chẳng hạn như dị ứng. Nếu bạn không chắc chắn về việc môi mình có bị sưng nặng hay không, hãy thử so sánh và xem xem môi bạn có căng tròn hơn bình thường và bạn gặp khó khăn trong việc ăn, uống, mở miệng nói chuyện hay không.

2. Nguy cơ sức khỏe khi môi bị cháy nắng

Bên cạnh việc gây sưng đau và phồng rộp thì môi bị cháy nắng còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi. Theo Hiệp hội Ung thư Da thì loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, có thể xuất hiện ở môi trên - đặc biệt là viền môi hơn là phần lòng môi.

Bạn có biết: Môi cũng có thể bị cháy nắng và thậm chí là rất phổ biến - Ảnh 3.

Cần cẩn thận với nguy cơ ung thư môi do tia UV (Ảnh: Healthline)

Tuy nhiên, phần lớn ung thư môi lại được phát hiện ở môi dưới và chúng thường có xu hướng là ung thư biểu mô tế bào vảy - một loại ung thư da khác có khả năng lây lan cao hơn các loại khác trong phân loại ung thư da. Và, yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư môi chính là bức xạ tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời.

Theo một nghiên cứu thì môi dưới có nguy cơ bị ung thư da cao gấp 12 lần so với môi trên (1).

3. Điều trị môi bị cháy nắng như thế nào?

Môi bị cháy nắng có thể được điều trị bằng thuốc mỡ làm lành và làm mát. Một số biện pháp truyền thống bạn có thể sử dụng để chữa cháy nắng trên cơ thể có thể không tốt khi sử dụng trên môi. Có khả năng bạn có thể ăn những gì bạn thoa trên môi.

3.1. Chườm lạnh

Chuẩn bị một chiếc khăn mềm trong nước lạnh và đặt lên môi để giảm cảm giác nóng rát trên môi. Nhúng khăn vào nước đá cũng có thể là lựa chọn tốt, tuy nhiên cần tránh chườm trực tiếp khăn này lên môi vì bạn có nguy cơ bị bỏng lạnh.

3.2. Nha đam

Gel làm dịu từ cây lô hội có thể giúp giảm đau do cháy nắng ở môi hay bất cứ vùng nào bị cháy nắng trên cơ thể. Lưu ý, nếu không có cây lô hội tự nhiên bạn có thể thay thế bằng các loại kem chiết xuất 100% lô hội để tránh kích ứng.

Bạn có biết: Môi cũng có thể bị cháy nắng và thậm chí là rất phổ biến - Ảnh 4.

Gel làm dịu từ cây lô hội có thể giúp giảm đau do cháy nắng ở môi hay bất cứ vùng nào bị cháy nắng trên cơ thể (Ảnh: India.com)

3.3. Thuốc chống viêm

Sử dụng thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau và các vết mẩn đỏ do cháy nắng chẳng hạn như ibuprofen để giảm đau từ bên trong. Nhưng tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn có ý định sử dụng bất kì một loại thuốc nào để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

3.4. Kem dưỡng ẩm

Bổ sung độ ẩm cho làn da bị kích ứng có thể giúp làm dịu và bảo vệ da trong khi da lành lại.

Ngoài ra, khi tự điều trị môi bị cháy nắng tại nhà bạn cần tránh các sản phẩm có chứa hợp chất đuôi "-caine" chẳng hạn như lidocaine hay benzocaine bởi chúng có thể gây kích ứng hay các phản ứng dị ứng trên da không mong muốn. Hoặc bất kì loại kem nào ngăn việc thoát nhiệt từ vết cháy nắng trên da.

Cuối cùng - và điều quan trọng - tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi môi bạn lành hẳn. Khi ra ngoài, hãy nhớ thoa son môi có chỉ số SPF cho môi và đội mũ rộng vành để đảm bảo an toàn.

Nguồn dịch:

1. Sunburned Lips

2. Sunburned Lips: The Best Ways to Soothe and Heal Them, According to Dermatologists


https://suckhoehangngay.vn/ban-co-biet-moi-cung-co-the-bi-chay-nang-va-tham-chi-la-rat-pho-bien-20220715165542543.htm
Tác giả: Allen