Bạn bị sa tử cung? Đây là thông tin bạn không được bỏ qua!

Bạn bị sa tử cung? Đây là thông tin bạn không được bỏ qua!
Sau sinh, người mẹ thường được khuyên không nên vận động mạnh để tránh bị sa tử cung. Vậy sa tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

1. Sa tử cung là gì?

Sa tử cung hay còn được gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung không ở vị trí bình thường như ban đầu mà chảy xệ qua âm đạo xuống đến xương hông, thậm chí lộ ra cả bên ngoài âm đạo. 

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. 

Bệnh sa tử cung thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc sa sau âm đạo.

Bệnh sa tử cung xảy ra nhiều đối với phụ nữ sau sinh, nhất là những người sau sinh đã làm việc nặng, những người đã sinh con nhiều lần và thường xảy ra với những người ngoài 40 tuổi. 

Còn đối với phụ nữ trẻ tuổi, nguy cơ mắc sa tử cung là khá thấp.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sa tử cung

Dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân sa tử cung là sản phụ cảm thấy đau vùng bụng dưới, có cảm giác nặng ở âm hộ và âm đạo kèm theo triệu chứng đau lưng. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu của thể khác, bao gồm:

- Khó khăn khi đi đại tiện, đi tiểu tiện bị đau buốt.

Ảnh 2.

Bệnh sa tử cung là gì? (ảnh Internet).

- Dễ bị són tiểu.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Khí hư ra bất thường, có màu trắng loãng hoặc nhầy như nước mũi có thể kềm theo xuất huyết âm đạo.

- Cảm giác có gì đó vướng víu ở âm đạo.

- Đau lưng vùng thấp.

- Trường hợp bệnh nặng có cảm giác có quả bóng phồng ra ở âm đạo.

Ảnh 3.

Đau lưng vùng thấp là dấu hiệu của bệnh sa tử cung (ảnh Internet).

3. Biến chứng của bệnh sa tử cung

Biến chứng của bệnh sa tử cung còn phụ thuộc và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Sa tử cung có ba mức độ bệnh khác nhau:

- Mức độ 1: Tử cung bị sa xuống nhưng vẫn ở trong âm đạo.

- Mức độ 2: Một phần dạ con bị lộ ra ngoài âm đạo.

- Mức độ 3: Toàn bộ tử cung sa ra ngoài âm đạo, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng.

Theo các chuyên gia, mức độ 1&2 là giai đoạn đầu cảu bệnh, khi bệnh mới hình thành, có thể điều trị và sớm hồi phục nếu người mẹ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp. Nhưng nếu để bệnh phát triển đến mức độ 3 thì bệnh đã quá nặng, đồng nghĩa với việc người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:

3.1. Viêm loét âm đạo:

khi tử cung bị sa ra ngoài âm đạo tạo điều kiện dễ dàng cho các vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đồng thời, tử cung sa ra ngoài sẽ bị cọ sát với quần, lâu dần dẫn đến tổn thương và viêm loét âm đạo.

3.2. Nhiễm trùng diện rộng

Từ viêm loét tử cung có thể lây lan viêm nhiễm đến các bộ phận sinh dục khác như âm đạo, niệu đạo, bàng quang,... Nhất là khi bàng quang bị sa xuống gây khó khăn cho việc tiểu tiện đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

3.3. Vô sinh

Khi sa tử cung không được điều trị dứt điểm, dẫn đến tình trạng lở loét và hoại tử nặng thì việc phải cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng là điều chắc chắn. Cũng do đó, chuyện có thể mang thai là điều không tưởng.

Ảnh 4.

Sa tử cung nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới (ảnh Internet).

3.4. Nguy cơ tử vong

Tình trạng sa tử cung, lâu dần là viêm loét tử cung có thể kéo đến tình trạng viêm loét cơ quan sinh sản khác và khi không được điều trị kịp thời, viêm loét đó có thể dẫn đến nhiễm trùng máu khiên người bệnh tử vong đột ngột.

4. Bốn căn bệnh dễ gây nhầm lẫn với sa tử cung

4.1.  Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung khi bệnh phát triển nặng sẽ có triệu chứng chảy máu âm đạo, cảm giác đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục, do đó dễ bị chuẩn đoán nhầm thành sa cổ tử cung.

4.2. Bệnh ở cổ tử cung: 

Triệu chứng cổ tử cung bị mở rộng và lộ ra ở miệng âm đạo rất giống với triệu chứng của bệnh sa cổ tử cung, vì thế rất nhiều người đã nhầm lẫn bệnh này thành bệnh sa cổ tử cung.

4.3. Bệnh lý phụ khoa bên trong tử cung

Một số bệnh phụ khoa bên trong tử cung có thể tạo ra các khối u bên trong tử cung, ống dẫn trứng và thành âm đạo. Những bệnh này cũng gây cảm giác nặng ở vùng chậu nên dễ xác định nhầm thành bệnh sa cổ tử  cung.

Ảnh 5.

Một số bệnh lý phụ khoa bên trong tử cung có thể gây nhầm lẫn với bệnh sa tử cung (ảnh Internet).

4.4. Nang âm đạo

Thông thường, nang âm đạo xuất hiện ở thành trước hoặc thành dưới âm đạo. Khi mắc nang âm đạo, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau khi quan hệ tình dục và đó là nguyên nhân gây nhần lẫn căn bệnh này với bệnh sa tử cung.

5. Cách phòng ngừa bệnh sa tử cung

Cách phòng ngừa bệnh sa tử cung tốt nhất dành cho sản phụ là nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế nằm một chỗ. Không nên ngồi xổm hay lao động nặng từ sớm. 

Sản phụ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý để làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho người mẹ. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ từ sớm cũng giúp phòng ngừa bệnh sa tử cung hiệu quả.

Ảnh 6.

Nuôi con bằng sữa mẹ từ sớm giúp phòng ngừa bệnh sa tử cung hiệu quả (ảnh Internet).

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh sa tử cung dành cho mẹ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, sản phụ nên đến gặp các bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.


Tác giả: Yến Anh