Nhịp tim được gọi là nhanh là tình trạng tim đập nhiều hơn 100 nhịp/phút.
Tim đập nhanh khiến cho cơn cơ bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn, từ đó dẫn tới máu bị ứ tại tim và lượng máu đi nuôi cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng.
Nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác như huyết khối, suy tim, đột quỵ, thậm chí là ngừng tim.
Quá trình co bóp tim xảy ra nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào gồm K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó mà điện tích của các ion này bị thay đổi và dẫn tới rối loạn nhịp tim. Bởi vậy, phương pháp tốt nhất để kiểm soát nhịp tim nhanh là đảm bảo nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định.
Sử dụng các loại thực phẩm có chứa các chất như kali, canxi, natri, magiê để cân bằng và ổn định nhịp tim (Nguồn: internet).
Theo các chuyên gia, muốn cân bằng và ổn định nồng độ các icon, các thực phẩm chứa kali như táo, chuối, cam, sữa, bánh mỳ, chứa canxi như quả hạnh nhân, bột yến mạch, sữa, đậu phụ, chứa natri như thịt, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại bánh mì và chứa magiê gồm các loại hạt hoặc ngũ cốc….
Cơ thể con người có 60-70% là nước, bởi vậy nước là thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các hoạt động của con người. Khi cơ thể không đủ nước sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng đánh trống ngực nhẹ do mất cân bằng điện giải. Bởi vậy, hãy cố gắng uống đủ 2l nước mỗi ngày để duy trì nhịp tim ổn định.
Để kiểm soát nhịp tim nhanh, bạn bắt buộc phải đến bệnh viện và sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để làm giảm các triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh, đồng thời để phòng tránh kịp thời những biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ.
Thuốc điều trị là không thể thiếu khi muốn điều trị rối loạn nhịp tim (Nguồn: internet).
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng cũng như đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, bởi trong một số trường hợp, thuốc không có thể gây ra những tác dụng phụ làm tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng hơn.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ho cũng có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường. Nếu tim bạn đập nhanh do hồi hộp, một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực giúp bạn dễ chịu hơn.
Tát nước lạnh lên mặt không chỉ giúp cơ thể sảng khoái tỉnh táo hơn mà còn có thể làm co giãn mạch máu từ đó gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn, và góp phần ổn định nhịp tim.
Hành động tát nước lạnh vào mặt giúp làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn (Nguồn: internet).
Khi nhịp tim tăng nhanh và trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, kể cả trong lúc ngủ. Từ đó khiến người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi thấy tim đập quá nhanh, hãy thư giãn, tập hít thở thường xuyên để giảm được phần nào triệu chứng hồi hộp.
Nhiều người quan niệm rằng tim đập nhanh là do tim làm việc quá sức, bởi vậy nên tránh các hoạt động như thể dục thể thao để tim không bị "mệt" hơn. Tuy nhiên, quan niệm này lại hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia, tim cũng tương tự như cơ bắp, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tim ngày càng khỏe mạnh. Và tập thể dục cũng được coi là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa các bệnh về tim mạch cũng như tăng cường sức khỏe.