Bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y

Bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y
Bên cạnh những phương pháp điều trị ung thư miệng bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị thông thường thì hiện nay người nhà bệnh nhân còn quan tâm đến một vài bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y hay bằng thuốc nam.

Ung thư khi phát triển ở bên trong khoang miệng sẽ được gọi là loại ung thư khoang miệng hay được gọi là ung thư miệng. Tế bào ung thư có thể có ở môi, lưỡi, cũng có thể ở sàn miệng hay phần bên trong lót má.

1. Tìm hiểu nguyên nhân ung thư miệng

Ung thư miệng xuất hiện khi những tế bào ung thư ở vị trí trên môi hay ở bên trong miệng phát triển bất thường và có sự thay đổi trong DNA. Các đột biến đó sẽ cho phép những tế bào bị ung thư tiến triển một cách nhanh chóng cũng phân chia rất nhanh khi những tế bào khỏe mạnh khác chết đi. 

Ảnh 1.

Ung thư miệng thưởng có biểu hiện là lớp niêm mạc bị trắng (Ảnh: Internet)

Chính việc tích lũy chúng trong khoang miệng sẽ gây ra ung thư miệng. Sau thời gian phát triển, tế bào ung thư tùy theo giai đoạn sẽ có dấu hiệu lây lan gần hoặc di căn xa tới các cơ quan lân cận. Thông thường thì dạng ung thư miệng được tìm thấy phổ biến nhất là ung thư tế bào vảy, chúng bắt đầu từ các tế bào phẳng mỏng ở môi hay trong miệng. có thể sẽ hình thành nên một khối u. 

2. Bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y

Các bài thuốc chữa ung thư miệng luôn được quan tâm bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y. Nguyên nhân cũng bởi vì ung thư miệng khi được can thiệp bằng các phương pháp Tây y có thể sẽ rất nhanh khỏi nhưng để triệt để hoàn toàn lại rất lâu.

Bên cạnh đó thì người bệnh khi điều trị còn phải chịu hàng loạt các tác dụng phụ gây suy giảm hệ miễn dịch cũng như suy kiệt về sức khỏe, chán ăn hoặc mệt mỏi,.. không những thế còn làm mất thẩm mỹ. Do vậy mà bài thuốc chữa ung thư miệng dù là đông y hay thuốc nam cũng là cụm từ khóa được tìm kiếm rất lớn.

Ảnh 2.

Có những bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y nào? (Ảnh: Internet)

Bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y được lưu ý là chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị của người bệnh chứ không hoàn toàn chữa khỏi. Chúng sẽ giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn, ăn uống cảm thấy ngon hơn và giảm đi được những đau đơn do bệnh gây ra. Một vài ý kiến khác cũng cho biết rằng bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y có thể giúp kích thước khối u thu nhỏ hơn.

Dưới đây là 2 bài thuốc chữa ung thư miệng bạn có thể tham khảo:

- Bài thuốc số 1:

+ Chuẩn bị: 6g các loại tam thất, xa nhân; 10g các loại kê nội kim, hoàng đằng, ngẫy tiết thỏ ti tử và kim tiền thảo; 12g các vị xuyên khung, liên kiều và bồ công anh; 15g các vị ngân hoa, bán liên chi, trần bì và quy xuyên; 20 g đan sâm; 3g cam thảo cùng với 30g hoàng kỳ.

+ Cách làm: Mỗi ngày bạn lấy 1 thang thuốc này sắc để uống, cứ được 1 tháng uống thuốc thì sẽ đi kiểm tra lại sức khỏe 1 lần.

- Bài thuốc số 2:

+ Chuẩn bị: 3g cam thảo; 6g các bị tam thất, xa nhân; 10g các bị ngẫu tiết, hoàng kiên, kỉ tử, sơn từ cô, thỏ ti tử, sơn giáp châu và kê nội kim; 12g các vị liên kiều, bồ công anh và xuyên khung; 15g các vị quy xuyên, trần bì, bán liên chi, đẳng sâm và ngân hoa; 20g đan sâm cùng 30g hoàng kỳ.

+ Các làm: Sắc để uống.

3. Cần lưu ý gì khi chữa ung thư miệng bằng đông y?

Khi dùng bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y trên bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

- Mua thuốc rõ nguồn gốc, tin cậy và uy tín

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay ăn trầu cau

Ảnh 3.

Không nên ăn trầu cau khi bị ung thư miệng (Ảnh: Internet)

- Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C và E cùng với những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

- Bổ sung nước cùng các loại nước ép cho cơ thể mỗi ngày

- Ăn những thức ăn mềm để dễ nhai nuốt và tiêu hóa. Với bệnh nhân ung thu miệng bị thiếu sắt bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày các loại thực phẩm như thịt bò và những loại thịt nạc,..

- Không nên ăn quá no, bạn nên chia bữa ăn của người mắc ung thư miệng thành các bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.

Trên đây là những bài thuốc chữa ung thư miệng bằng đông y. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thể trạng của bệnh nhân là mức độ phù hợp cũng sẽ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe.

Tác giả: Phương Thuận