Bài test đánh giá mức độ trầm cảm chuẩn xác nhất: đừng thờ ơ trước rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19

Bài test đánh giá mức độ trầm cảm chuẩn xác nhất: đừng thờ ơ trước rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19
Các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).

Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ hiện mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).

Đại dịch COVID-19 gây tác động đặc biệt tới một số nhóm dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, người có bệnh lý nền, những người sống độc thân. 

Cùng với nỗi sợ nhiễm virus trong đại dịch COVID-19, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày như bị hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, con cái phải học online, thiếu tiếp xúc với anh/chị/ em họ hàng, bạn bè… đã làm gia tăng  hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mọi người.

Ngoài ra, COVID-19 cũng khiến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và điều trị các rối loạn tâm thần bị gián đoạn và gặp rất nhiều khó khăn.

Một trong những cách có thể giúp bạn kiểm tra xem bản thân có bị trầm cảm hay không là thực hiện 9 câu hỏi trong bài test đánh giá mức độ trầm cảm PHQ-9. Bản test này đã được Chuyên gia của Basic Needs - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm cùng với các đồng nghiệp tiến hành xin bản quyền và làm Việt hóa để mọi người có sử dụng từ năm 2009 và trong các nghiên cứu về trầm cảm.

Mục đích của bộ test trầm cảm này là việc bạn trả lời một bộ những câu hỏi để sàng lọc xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không. Đồng thời theo dõi xem tiến triển của bệnh nhân bị mức độ trầm cảm đến đâu.

Tóm lại, để bệnh có thể nhanh chóng khỏi, quan trọng hơn cả là vấn đề từ người bệnh có hợp tác hay không. Đối với một số trường hợp người bệnh phủ định tình trạng bệnh tình của mình, khi đó bác sĩ cần đưa thuốc cho người bệnh bằng cách khác như thông qua đồ ăn, thức uống để giúp họ tỉnh táo trước khi giải quyết vấn đề bệnh.

Tìm hiểu, tiếp cận nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm chính là một trong những giai đoạn phức tạp nhất. Trầm cảm xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau vì vậy rất khó để phát hiện. Muốn biết cần xác định đúng loại trầm cảm, thực hiện điều trị theo phác đồ và dành thời gian để chữa bệnh mới có thể khỏi bệnh, tránh tình trạng bệnh tái phát mà biến thành dạng mạn tính gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bài test đánh giá mức độ trầm cảm chuẩn xác nhất: đừng thờ ơ trước rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

 

Tác giả: Châu Anh