Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm nặng và cường độ làm việc cao khiến sức đề kháng của con người giảm sút. Theo đó nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm phế quản cũng tăng cao.
Bên cạnh việc điều trị, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, các chuyên gia thường khuyến khích người bệnh nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Trong đó, bài tập thở cho người bị viêm phế quản là cách tăng cường thể chất, nâng cao khả năng miễn dịch. Đồng thời làm giảm tình trạng tắc nghẽn của đường ống thở. Từ đó giúp lượng khí lưu thông trong phổi nhiều hơn, giảm thiểu triệu chứng khó thở, tức ngực, ho và cải thiện chức năng của phổi, tim hiệu quả.
Bài tập thở bằng bằng bụng cho người bị viêm phế quản - Ảnh minh họa
Hít một hơi thật sâu để làm cho bụng phình to. Sau đó dùng toàn lực thở hết toàn bộ không khí ra và hóp chặt bụng. Lặp lại động tác này trong 10-20 phút và áp dụng 2-3 lần / ngày.
Bài tập thở cho người bị viêm phế quản có tác dụng cải thiện khả năng hít thở bằng mũi. Nhờ đó không khỉ được sàng lọc cẩn thận, giữ nguyên được độ ẩm, ướt nhưng không gây kích ứng cho khí quản.
Đầu tiên, bạn hít một hơi thật sâu bằng mũi. Sau đó dùng lực đẩy tất cả ra ngoài bằng đường miệng. Chú ý động tác của miệng lúc này là chu môi, giống như người đang huýt sáo. Lặp lại động tác này 10-20 lần và tập bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Bài tập thở bằng môi cho người bị viêm phế quản - Ảnh minh họa
Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý: Không khí đi qua kh miệng, môi với diện tích tương đối hẹp. Nhờ đó kéo dài đường thể, giúp nâng cao hiệu suất hô hấp. Từ đó nâng cao khả năng hô hấp của phổi.
Ngoài các bài tập thở cho người bị viêm phế quản kể trên, người bệnh cũng nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng, điều độ. Cách tốt nhất là đăng ký các môn thể thao tại câu lạc bộ thể hình, trung tâm thể dục chuyên nghiệp.
Phương pháp này giúp nâng cao tính kỷ luật của người tập. Đồng thời trong quá trình vận động, bạn sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết.
Ngoài ra, nếu người bệnh không có thời gian có thể chủ động luyện tập tại nhà. Tuy nhiên bạn nên cố gắng vận động điều độ, không nên quá sức và thực hiện trong khung giờ nhất định.
Các môn thể thao được khuyến khích áp dụng cho người bị viêm phế quản như chạy chậm, đạp xe hoặc bơi lội, khí công, thái cực quyền… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp đan xen chúng với nhau.
Khi luyện tập, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Duy trì tốc độ ổn định khi chạy bộ. Không nên thở quá gấp hay dùng nhiều sức lực sẽ khiến việc hô hấp trở nên khó khăn và gây hắt hơi.
- Đối với những người mới, hãy bắt đầu chạy bộ hoặc đi dạo trong khoảng 5 phút. Sau đó tăng thời gian lên 20-30 phút mỗi lần. Như vậy bạn sẽ cảm nhận rõ rệt các tác dụng của việc luyện tập mang lại cho sức khỏe.
- Khi đi bộ, chạy chậm, bệnh nhân viêm phế quản có thể xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, thở gấp khiến nhịp tim tăng nhanh. Do đó bạn không nên luyện tập quá sức và chỉ làm theo khả năng của bản thân.
Ngoài các bài tập thở cho người bị viêm phế quản, các môn thể thao như bơi lội, chạy chậm hoặc thái cực quyền, khí công cũng rất tốt. Những gợi ý này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần cải thiện khả năng hô hấp, chức năng phổi của người bệnh hiệu quả.