Bài tập phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Bài tập phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi
Kỹ thuật thở cơ hoành và thở chúm môi được xem là hai phương pháp phụ hồi chức năng hô hấp (chức năng phổi) khá tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi và cho cả những người muốn phòng bệnh.

1. Bài tập thở cơ hoành

Một trong các bước đầu tiên của việc học thở như thế nào sau điều trị ung thư phổi chính là cách hít thở sâu sử dụng cơ hoành. Theo y học, cơ hoành là cơ hình vòm có vị trí nằm ở dưới lá phổi. Khi hít vào phần cơ hoành sẽ hạ xuống tạo khoảng chân không và giúp đưa không khí vào trong phổi.

Vì thế sau điều trị ung thư phổi người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp thì kỹ thuật này sẽ giúp dẫn lưu không khí hiệu quả.; người bệnh bớt đi cảm giác khó thở hơn. Bên cạnh đó thì kỹ thuật thở này cũng dễ thực hiện có thể áp dụng với những người muốn có một hệ hô hấp khoẻ mạnh cũng có thể thực hiện.

Ngoài ra thì cơ hoành cũng có thể giúp bệnh nhân tống thải dịch đờm ra ngoài.g làm mệt mỏi các cơ hô hấp ngực. Thở hoành giúp người bệnh tăng cường tống thải đờm dịch.

Sau điều trị ung thư phổi bệnh nhân nên tập thở cơ hoành đều đặn nhiều lần trong ngày cho tới khi hình thành thói quen. Tư thế tập cũng có thể linh hoạt là ngồi hoặc nằm thẳng. Kỹ thuật này sau khi thành thạo có thể áp dụng ngay cả khi đang làm việc nhà hoặc di chuyển.

Khuyến cáo rằng bài tập thở cơ hoành sau điều trị ung thư phổi cần tập thời gian dài để thu lại được hiệu quả, phòng những biến chứng của bệnh cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm thiểu những đợt cấp tái phát của bệnh.

Các bước của kỹ thuật thở cơ hoành:

- Bước 1: nằm ngửa và thả lỏng cổ vài, toàn thân cần phải thư giãn hoàn toàn, tinh thần thoải mái

- Bước 2: đặt 1 bàn tay lên bụng mình còn bàn tay còn lại thì đặt lên ngực rồi sau đó từ từ hít vào thật chậm đều qua mũi sao cho bàn tay đặt trên bụng của bạn có cảm giác bụng mình đang phình lên. Lưu ý không để lồng ngực không di chuyển khi hít vào.

Ảnh 2.

- Bước 3: Thở ra đồng thời hóp bụng lại, thở chậm qua miệng, thời gian thở ra cần gấp đôi với thời gian hít không khí vào cho tới khi bụng có cảm giác đang lõm xuống hết.

Với bài tập thở phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi cần thực hiện từ từ không nên quá sức. Mỗi một lần tập luyện chỉ nên làm từ 5 cho tới 10 chu kỳ rồi thư giãn cơ thể và thở đều như bình thường từ 2 - 3 phút rồi mới lặp lại lượt tiếp theo.

Mỗi một lần tập nên tập từ 5 - 10 lượt, tuỳ theo sức khoẻ mà tập từ 1 - 2 lần/ngày.

2. Bài tập thở chúm môi sau điều trị ung thư phổi

Những người mắc bệnh phổi nói chung và bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi nói riêng gặp tình trạng ứ khí trong phổi dẫn đến khó thở có thể thực hiện bài tập thở chúm môi để cải thiện.

Bài tập thở chúm môi nên kết hợp với bài thở cơ hoành để có tác dụng tốt nhất. Cũng như thở cơ hoành, bệnh nhân cũng cần thực hiện đều đặn và thường xuyên để hình thành thói quen có thể làm trong nhiều tư thế khác nhau như ngồi, đứng, nằm, đi lại,...

Cách thực hiện bài tập thở chúm môi:

- Ngồi thẳng dậy. Một tư thế ngồi tốt có thể giúp thúc đẩy luồng khí qua phổi tốt hơn.

- Hít thở sâu bằng mũi của bạn một cách chậm chạp, được kiểm soát.

- Đôi môi mím hờ lại với nhau, giống như làm một nụ "hôn".

- Thở ra qua đôi môi mím, làm cho mục tiêu thở ra gấp hai lần khi hít vào. Một số người thường hẹn giờ khi thực hiện động tác này để đạt hiệu quả tốt, chẳng hạn như tập trung hít vào 5 giây và thở ra trong 10 giây.


Tác giả: Phạm Thanh