Bại liệt bất ngờ bùng phát tại nơi đang diễn ra SEA Games 30, cần làm gì để phòng tránh?

Bại liệt bất ngờ bùng phát tại nơi đang diễn ra SEA Games 30, cần làm gì để phòng tránh?
Bất ngờ sau 19 năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo Philippines ghi nhận dịch bệnh do virus bại liệt xuất hiện. Virus bại liệt nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao khi rất đông người tập trung tại đây để theo dõi sự kiện thể thao SEA Games 30.

Từ ngày 19/09 đến ngày 27/11 năm 2019, tại Philippines - nơi đang tổ chức SEA Games 30 ghi nhận có đến 8 trường hợp bị bại liệt. Bệnh nhân đầu tiên là một bé gái 3 tuổi ở miền nam Philippines.

Để ứng phó với dịch bệnh, Philippines đã triển khai một loạt các biện pháp như thực hiện chiến dịch vắc xin bại liệt có quy mô lớn trong cả nước đối với tất cả trẻ em dưới 5 tuổi.

Bại liệt là bệnh có tính truyền nhiễm cấp tính do virus Polio gây ra. Virus bại liệt gồm có 3 tuýp 1, 2 và 3. Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ xâm nhập đến hệ thống thần kinh trung ương gây các tổn thương ở tế bào thần kinh vận động. Bệnh có thể để lại di chứng liệt không thể hồi phục, tàn tật suốt đời thậm chí là tử vong ở bệnh nhân.

1. Bệnh bại liệt có lây truyền không?

Bệnh bại liệt do virus bại liệt gây ra, vì thế có thể lây truyền. Thậm chí, nếu không kiểm soát được bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn nếu hệ miễn dịch cộng đồng thấp.

Bệnh bại liệt cực kỳ dễ lây đặc biệt đối với trẻ em. Hầu hết, trẻ em sống cùng nhà hay tiếp xúc với người mang mầm bệnh đều có thể bị nhiễm virus bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, người bệnh có khả năng tự đào thải virus trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần sau khi phát triển thành bệnh.

Virus gây bệnh bại liệt có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài:

- Virus bại liệt có thể tồn tại trong phân vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4 độ C.

- Trong nước, virus bại liệt có thể sống đến 2 tuần ở nhiệt độ thường. Thực tế, clo diệt khuẩn nước thông thường không thể tiêu diệt được virus bại liệt.

- Ngoài ra, virus bại liệt còn chịu đựng khô hanh, chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C sau 30 phút và tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4).

2. Bệnh bại liệt lây truyền qua đường nào?

Bệnh bại liệt có thể lây truyền trực tiếp từ người qua người thông qua đường tiêu hóa. Virus từ người bệnh hoặc người lành bệnh mang trùng gây lây nhiễm qua đường nước, thực phẩm và vào đường tiêu hóa.

Đối với những trường hợp hệ miễn dịch không tốt, virus sẽ xâm nhập từ đường ruột vào cơ thể, nhân lên và gây bệnh. Những người mắc bệnh bại liệt sẽ tiếp tục gây bệnh cho những người xung quanh. Có những người lành bệnh nhưng mang virus vẫn có thể trở thành nguồn bệnh.

3. Biểu hiện bệnh bại liệt

Đối với người mắc bệnh bại liệt, biểu hiện lâm sàng xảy ra:

- Thể liệt mềm cấp điển hình: Thể liệt này chiếm 1% có các triệu chứng: sốt, chán ăn, nhức đầu, cảm giác buồn nôn, đau các chi, vai, gáy, lưng dần mất vận động dẫn đến tình trạng liệt không đối xứng.

Mức độ liệt nặng nhất ở tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến hiện tượng suy hô hấp và gây tử vong ở người bệnh. Khi tình trạng bệnh không hồi phục dẫn đến tình trạng liệt chi khiến bệnh nhân khó hồi phục, mất khả năng vận động.

- Thể viêm màng não vô khuẩn: Biểu hiện bệnh xảy ra triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy.

- Thể nhẹ: Triệu chứng bệnh bại liệt xuất hiện khi sốt, khó ngủ, buồn nôn, có dấu hiệu táo bón, cơ thể có thể tự phục hồi sau vài ngày.

- Thể ẩn: Triệu chứng thể ẩn không rõ ràng, triệu chứng thường gặp là gần với thể nhẹ, có thể sẽ chuyển biến sang thể nặng nếu không tự khỏi.

4. Phòng tránh bệnh bại liệt thế nào?

Để chủ động trong bệnh bại liệt, bạn cần tìm cách phòng tránh bệnh bại liệt bằng cách tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm hoặc uống vắc xin phòng bệnh bại liệt.

- Vắc xin đường uống (OPV) là loại vắc xin được sử dụng cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi.

bệnh bại liệt sea game 30

- Vắc xin đường tiêm khiến virus bại liệt chết (IPV) có tính an toàn cao hơn và được Bộ Y tế đồng ý triển khai thêm cho trẻ dưới 1 tuổi thay dần cho vắc xin (OPV).

- Thực tế, vắc xin IPV là vắc xin riêng rẽ kết hợp với các vắc xin khác như vắc xin 4 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt), 5 trong 1 (ho gà - uốn ván - bại liệt - bạch hầu - Hib) và 6 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan b- Hib).

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh. Vệ sinh các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập hay bàn ghế cho trẻ bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch.

- Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cứng gáy hay đau chi, đau bắp hoặc liệt mềm cấp cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

5. Tác dụng phụ khi tiêm thuốc phòng tránh bại liệt

- Phản ứng thông thường

Vắc xin OPV gây hiện tượng sốt nhẹ, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp và khi trẻ sinh non trong 28 tuần hay trước 28 tuần, trong 2-3 ngày sau khi tiêm chủng trẻ rất có thể xuất hiện cơn ngừng thở tạm thời.

Vắc xin IPV gây tình trạng sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt nhẹ hay quấy khóc ở trẻ. Những dấu hiệu này sẽ hết sau vài ngày từ 1-2 giờ.

- Phản ứng nặng nguy hiểm

Vắc-xin OPV rất hiếm gặp: liệt cho virus vắc xin, rối loạn thần kinh như dị cảm (xuất hiện cảm giác bị kiến bò, kim châm), liệt nhẹ, viêm thần kinh, viêm cột sống hay phát ban rộng.

Vắc-xin IPV hiếm xuất hiện tình trạng sốt cao kèm kéo dài cần nhập viện, sốc phản vệ, hiện tượng phù nề, sưng hạch bạch huyết, mày đay và đau khớp thỉnh thoảng xảy ra. Hiện tượng nặng dẫn đến co giật kèm theo sốt vài ngày sau khi tiêm, có cảm giác buồn ngủ hay dễ bị kích thích, phát ban trên cơ thể.

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ: Tiêm 1 đến 2 liều IPV đầu tiên sau đó uống thêm 2 liều OPV để đảm bảo mức độ, bảo vệ niêm mạc ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh bại liệt liên quan đến vắc xin. Ngoài ra, vắc xin OPV và IPV đều có thể sử dụng đồng thời với những vắc xin trẻ em khác.

Trước những diễn biến của dịch bệnh bại liệt trong thời gian qua, đặc biệt là dịch bại liệt xuất hiện tại Philippines nơi đang diễn ra Sea Games 30. Những người đang có mặt tham gia Sea Games nên chủ động phòng chống bệnh. Đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bại liệt đủ liều.



Tác giả: Nắng Mai