Bài học từ công tác chuẩn bị
Theo trang SCMP, thế giới cần phải có chuẩn bị tốt nhất trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới trong suốt 3 tháng qua. Tuy nhiên, tất cả đều chưa chú tâm vào điều này.
Bà Olga Jonas từng làm việc với vai trò là cố vấn kinh tế tại World Bank và khi ấy, hàng trăm nhân viên đều tập trung vào thách thức toàn cầu từ biến đổi khí hậu. Trong cùng giai đoạn, khoảng hai người đã nhìn thấy rủi ro từ đại dịch. Bà Jonas là một trong hai người này. Bà Olga đã dành 7 năm làm việc ở ngân hàng, chịu trách nhiệm phân tích các rủi ro và thách thức từ dịch cúm trong khoảng thời gian 2006-2013, báo cáo trong Quỹ tiền tệ quốc tế vào năm 2014 cho biết.
"Mặc dù báo cáo Ngân hàng thế giới nhận xét đại dịch là một trong ba rủi ro toàn cầu, cùng với biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính – hầu hết các thảo luận, báo cáo đều không đưa ra lưu ý về rủi ro đại dịch", bà Olga đưa ra vào thời điểm viết chính sách toàn cầu.
Trong thời gian qua, không nhiều hành động của các quốc gia chuẩn bị đối phó với đại dịch giống với Covid-19 đang lan rộng ra khác thế giới, bà Olga nói.
"Rất ít các hành động giúp các quốc gia có công tác chuẩn bị và điều đó là cần thiết và là trong mỗi báo cáo sau đại dịch. Tuy nhiên, không ai tính đến điều đó", bà Jonas – hiện là nghiên cứu cấp cao tại Viện Y tế công cộng toàn cầu Havard tại Mỹ cho biết sau 33 năm làm việc ở World Bank.
Các nhà sinh vật học cảnh báo sẽ còn có nhiều hơn các quốc gia ảnh hưởng bởi đại dịch bởi không có sự chuẩn bị lâu dài. Bà Jonas không chỉ là người duy nhất cảnh báo về mối đe doạ của đại dịch. Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan y tế đều chỉ ra mức độ rủi ro của dịch bệnh cùng với việc sử dụng động vật hoang dã làm tăng nguy cơ lây lan virus vào con người.
Quá trình chuẩn bị chưa tốt trong công tác đối phó với đại dịch đã khiến cho nguồn cung ứng, các thiết bị và phương pháp điều trị không đảm bảo trong suốt đại dịch. Thêm vào đó là đội ngũ y bác sĩ đối mặt với rủi ro vì mức độ lây nhiễm cao từ bệnh nhân.
Cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới đối với nhiều quốc gia khác là công tác chuẩn bị đối phó với đại dịch đã bị lờ đi ngay từ thời điểm bùng phát đại dịch ở Trung Quốc.
Kỷ nguyên của đại dịch
Mặc dù các cuộc kêu gọi chung tay hợp tác quốc tế đối phó với đại dịch nhưng các phản ứng từ Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa nhiều trong diễn biến đại dịch phức tạp, giới quan sát cho biết.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã và đang phải trải qua đại dịch và mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động mạnh vào kinh tế cả hai nước.
"Đại dịch đã đưa các nước đến gần nhau và hợp tác nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Thay thế bằng việc phối hợp cùng nhau và chỉ ra sự thông cao hay thấu hiểu, tất cả chúng ta cần phải chung tay hành động", ông Yanzhong Huang – nghiên cứu cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Đối ngoại Mỹ cho biết.
Thế giới trước dịch bệnh vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Sau dịch bệnh, chính phủ và các tổ chức khác hiện đang phân vân bằng cách nào thúc đẩy sự chung tay và đồng lòng của quốc tế để chống lại kỷ nguyên đại dịch giống như chuyên gia dịch bệnh Peter Daszak nói.
Cập nhật cẩm nang phòng tránh Covid-19 tại Đây!
'Virus không tạo nên các khác biệt chính trị mà gây ra mức độ lây nhiễm cho tất cả chúng ta và bệnh tật đang khiến cho chúng ta gặp nhiều rủi ro. Nếu chúng ta không làm việc cùng nhau thì chúng ta không thể chống lại nó", ông Daszak, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance tại New York cho biết.
Theo ông Daszak – nhà nghiên cứu bệnh dịch tại Trung Quốc và Đông Nam Á trong suốt 15 năm qua đã có lời khuyên đối với Tổ chức y tế thế giới thông báo tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm và nói rằng hãng trăm nghìn loại virus từ động vật hoang dã có thể lây sang người.
Ông Daszak cho biết, nhiều khả năng loại virus mới sẽ vẫn có thể tìm thấy và khả năng loại virus mới này tiếp tục là mối đe doạ cho con người.
"Virus corona rõ rang đang là mối đe doạ cho loài người. Điều này không loại trừ khả năng sẽ còn có các loại virus mới trong tương lai ảnh hưởng tới con người", ông Zhang Yongzhen từ Đại học Fudan đã viết trong bài nghiên cứu trong tờ the Journal Cell.
Trước các thách thức của đại dịch, lời kêu gọi từ G7, G20, G77, Liên Hợp Quốc, các tổ chức tình nguyện, các ngân hàng phát triển và các quốc gia là chung tay đối phó với đại dịch. Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng thế giới đều nhấn mạnh các chuẩn bị của quốc tế và quốc gia trước bất kỳ dịch bệnh nào có thể xảy ra.