Một trong những nguyên tắc an toàn thực phẩm chính là ăn chín, uống sôi, cần nhận biết thực phẩm đã chín cẩn thận, đặc biệt là thịt lợn - do đây là thực phẩm có thể bị ký sinh bởi hàng hàng các kí sinh trùng nguy hiểm.
Mới đây trường hợp một chàng trai 18 tuổi tại Thái Lan phải nhập viện với các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, co giật sau khi ăn thịt lợn chưa chín và các thực phẩm khác.
Sau khi trải qua các kiểm tra y tế thì hình ảnh kiểm tra MRI cho thấy ở các mô não, ở đầu, ngực, phần bụng và chân tay của chàng trai này đều bị lấp đầy bởi một lượng sán dây khổng lồ với máu trắng xóa cực kì đáng sợ!
Trường hợp này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều người không có thói quen ăn chín uống sôi, không nhận biết thực phẩm đã chín kỹ lượng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Hình ảnh sán dây ký sinh "trắng xóa" khắp người chàng trai Thái Lan 18 tuổi được Trung tâm Nghiên cứu Ký sinh trùng (PDRC) Thái Lan chia sẻ.
Các bác sĩ đã nhận định nguyên nhân dẫn tới tình trang này của bệnh nhân là do việc ăn thịt lợn chưa được nấu chín, ăn rau sống và trái cây chưa được rửa sạch, không hợp vệ sinh. Đồng thời chàng trai này lại không có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn dẫn tới việc nhiễm ký sinh trùng sán dây.
Thực tế thì mỗi một loại thực phẩm sẽ có một độ chín khác nhau, dưới đây là hướng dẫn nhận biết một số thực phẩm đã chín phổ biến trong gia đình:
Bác sĩ Hong Hao, một chuyên gia về tiêu hóa và gan ở Hồng Kông khuyến cáo mọi người nên ăn thịt lợn được nấu chín kỹ ở nhiệt độ trên 140 độ, tốt nhất là nấu ở nhiệt độ trên 160 để có thể loại bỏ được hoàn toàn ký sinh trùng trong thịt lợn.
Ngoài ra thì Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông cũng đưa ra một số những khuyến nghị đối với việc chế biến thịt lợn, cụ thể:
- Chỉ ăn thịt lợn khi thịt đã chín, đối với phần giữa của miếng thịt cần nấu ở nhiệt độ 75 độ C với thời gian ít nhất là 15 giây
- Sau khi nấu mà quan sát thấy có nước màu hồng chảy ra ở miếng thịt thì cần nấu lại cho tới khi chín
- Khi dùng thịt lợn để nhúng ăn lẩu, cần dùng dụng cụ khác nhau cho việc lấy thịt sống và thịt chín. Bên cạnh đó cũng không nên đặt thịt sống và thịt chín cạnh nhau tránh nhiễm chéo.
Nhận biết thực phẩm đã chín đối với thịt bò và thịt gia súc bạn có thể sử dụng dĩa (nĩa) để châm vào miếng thịt, nếu như quan sát thấy thịt mềm, phần dĩa kéo ra không bị dính với miếng thịt thì có nghĩa là miếng thịt đó đã chín.
Lưu ý là thời gian nấu chín thịt bò và thịt lợn cần mất thời gian nấu để phần thịt bên trong có thể chín hoàn toàn được.
Phần phi lê cá sẽ ngon hơn nếu như bạn căn thời gian nấu chín tới. Một số loại cá như cá chỉ vàng hay cá vược khi nấu chín sẽ có vẻ ngoài ngả màu đục.
Để chất lượng và thành phần cá hồi không bị suy giảm khi nấu bạn có thể sử dụng một con dao khoét một miếng nhỏ và quan sát, nếu như nhận thấy miếng thịt có màu mờ đục trải đều từ bên trong ra bên ngoài có nghĩa là miếng cá đã được nấu chín.
Tôm chín sẽ chuyển từ màu xám sang màu cam gạch đặc trưng, phần thịt sẽ có màu mờ đục. Có thể nói tôm là một loại đồ ăn mà bạn có thể nhận biết thực phẩm đã chín rõ ràng nhất nhờ màu sắc khác biệt rõ ràng.
Rau củ khi được chế biến thành món luộc hay món nấu, hầm bạn có thể kiểm tra độ chín sau khi cho vào từ 3 - 4 phút bằng cách thử trực tiếp độ mềm của rau củ.
Tùy vào từng loại rau, nhiều loại rau củ mềm sẽ chín nhanh hơn nên bạn cần cho từng loại rau củ vào hợp lý để tránh tình trạng loại chín loại sống trong cùng một nồi.