Bạch truật có tác dụng gì?

Bạch truật có tác dụng gì?
Bạch truật được biết đến là thần dược trong việc điều trị rối loạn chức năng đường tiêu hóa, loãng xương, béo phì và chứng thai nhi khó chịu.

1. Giới thiệu về bạch truật

Bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz (Baizhu trong tiếng Trung Quốc) thuộc họ Compositae, còn có tên gọi khác là sao bạch truật, tiêu bạch truật, sơn giới, sơn liên… Đây là một loại cây thuốc từ lâu đã được sử dụng làm thuốc bổ trong các hệ thống y học khác nhau ở Đông Á, đặc biệt ở Trung Quốc sau đó du nhập sang Việt Nam và được trồng phổ biến ở các vùng cao hay các vùng đồng bằng.

Theo Đông y, bạch truật có vị ngọt, không độc, chủ yếu sử dụng phần củ là chính. 

Bạch truật có tác dụng gì? Sử dụng như nào? - Ảnh 1.

Bạch truật - vị thuốc hay trị tỳ vị hư nhược, ăn uống kém. (Ảnh: Internet)

Còn theo y học hiện đại thì thân rễ của bạch truật có nhiều hoạt động sinh học, bao gồm cải thiện chức năng hệ tiêu hóa cũng như chống khối u, khối viêm, chống oxy hóa… Đánh giá thực vật học cho thấy bạch truật có chứa sesquiterpenoids, triterpenoids, polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid và flavonoid glycoside, steroid, benzoquinones và polysaccharid nên có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

2. Bạch truật có tác dụng gì?

Các tác dụng của bạch truật và ứng dụng người bệnh chỉ sử dụng để tham khảo, nếu muốn sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.

2.1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Tác dụng đầu tiên phải kể đến của bạch truật đó là rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó được ví như là “khắc tinh” mang tính đối lập của hệ tiêu hóa nhờ có công dụng chống viêm, làm giảm đau hay điều hòa đường ruột. Các thành phần trong bạch truật có tác dụng ức chế khi ruột ở trạng thái kích thích và ngược lại. 

Bạch truật có tác dụng gì? - Ảnh 3.

Tác dụng đầu tiên phải kể đến của bạch truật đó là rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Chính vì vậy, bạch truật mang ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, nhanh chóng làm hồi phục các vết loét niêm mạc đường tiêu hóa.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng rõ rệt làm giảm lượng dịch vị tiết ra nhưng không làm giảm các gốc acid tự do của dịch vị.

2.2. Bảo vệ gan, hạ đường huyết

Nước sắc của bạch truật chứa các thành phần có tác dụng ngăn chặn tình trạng sụt glycogen ở gan và bảo vệ cho gan. Đồng thời cũng có tác dụng hạ đường huyết.

2.3. Tác dụng điều hòa miễn dịch

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bạch truật được sử dụng để tăng cường lá lách. Lá lách, một cơ quan lymphoid thứ cấp quan trọng, hoạt động theo phản ứng miễn dịch bẩm sinh do nó tham gia vào quá trình ghi nhớ miễn dịch vào quá trình thực bào. Hơn nữa, bạch truật có tác dụng kích thích tổng hợp ra protein ở tá tràng.

2.4. Tác dụng chống khối u

Một số loại thuốc chống ung thư thông thường cho bệnh nhân được chiết xuất từ thực vật. Chúng bao gồm vincristine, paclitaxel và camptothecin, đã được phê duyệt bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt. 

Hơn nữa, theo y học cổ truyền Trung Quốc đã nghiên cứu và chứng minh bạch truật có hoạt tính chống ung thư tốt trong các thử nghiệm lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Các đặc tính chống ung thư và kháng sinh tiềm tàng chiết xuất từ bạch truật có tác dụng chống các bệnh ung thư khác nhau.

2.5. Chống viêm 

Trong bạch truật có chứa atractylenolide có tác dụng chống viêm, nhất là ở khớp. Thành phần này cũng có tác dụng ngăn cản suy giảm chức năng gan và chống bị loét ở hệ tiêu hóa.

2.6. Tác dụng kháng khuẩn

Theo một thí nghiệm được thực hiện vào năm 2000 của (Yin và cộng sự). Kết quả cho thấy chiết xuất từ bạch truật có mức độ ức chế khác nhau với 15 loại nấm và tác dụng mạnh hơn so với vỏ cây Hibiscus , vỏ cây Phellodendron và các loại thuốc truyền thống khác của Trung Quốc. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy nó còn có tác dụng ngăn chặn một số vi khuẩn gây ra các bệnh ngoài da.

2.7. Các tác dụng khác

Các hợp chất chứa trong bạch truật có các hoạt động sinh học nhất định trên hệ thần kinh, phổi, chuyển hóa glucose và lipid. Đồng thời, dược liệu này còn có khả năng làm giãn các mạch máu, ức chế hình thành các cục máu đông, giúp lưu thông khí huyết làm cho người bệnh có thể tránh được các bệnh không mong muốn như đột quỵ hay xuất huyết não…

Bạch truật có tác dụng gì? - Ảnh 4.

Hình ảnh cây bạch truật (Ảnh: Internet)

Cũng trong một số tài liệu y học hiện đại ghi chép, bạch truật còn có chức năng lợi niệu tức là nó góp phần ngăn chặn thận tái hấp thụ nước tiểu và tăng cường bài tiết lượng natri. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn chưa được kiểm chứng chính xác.

Ngoài ra, dược liệu này cũng còn một số tác dụng khác như giúp an thần, an thai, bồi bổ, điều trị nám da, hỗ trợ các bệnh ngoài da…

Đọc thêm:

Uống nước gạo rang với gừng có giảm cân không?

Thải độc đại tràng bằng cà phê có tốt không? Bác sĩ cảnh báo điều gì? 

3. Một số lưu ý khi sử dụng bạch truật

Với những thành phần chứa trong bạch truật có những tác dụng kể trên thì người sử dụng khi dùng cần lưu ý điểm sau:

- Cẩn trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú, khi dùng phải có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.

- Bạch truật không được khuyến khích sử dụng với những trường hợp đang mắc bệnh hen suyễn.

- Đây là loại dược liệu rất dễ bị mốc, chính vì vậy trong quá trình sử dụng nên kiểm tra thường xuyên.

- Khi đang điều trị các loại thuốc khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng bạch truật.

- Không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định hay hướng dẫn từ thầy thuốc.

Như vậy, có thể thấy bạch truật là một loại dược liệu quý và có những tác dụng rất tuyệt vời. Để phát huy tối đa những tác dụng mà bạch truật mang lại, người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ về loại thảo dược này, ứng dụng một cách phù hợp hơn để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo: Atractylodes - Uses, Side Effects, and More 


https://suckhoehangngay.vn/bach-truat-co-tac-dung-gi-20220523152252736.htm
Tác giả: Phạm Trang