Khi nhận được kết quả xét nghiệm máu có số lượng bạch cầu cao, hầu hết mọi người sẽ thấy lo lắng. Vì sao bạch cầu lại tăng cao? Bạch cầu cao có nguy hiểm không? Bạch cầu cao có báo hiệu bệnh máu trắng không?...
Để biết bạch cầu cao có nguy hiểm không hãy xem chức năng của bạch cầu trong cơ thể là gì? Bạch cầu (hay còn gọi là tế bào máu trắng) là thành phần rất quan trọng trong máu. Bạch cầu tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng. Mọi bất thường đối với bạch cầu đều có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe. Vậy bạch cầu cao có nguy hiểm không?
Bạch cầu tăng cao là hiện tượng khi số lượng tế bào bạch cầu trong máu cao hơn với mức bình thường. Hiện tượng số lượng bạch cầu cao lên không hề hiếm. Nó thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng và cần nhiều bạch cầu hơn để bảo vệ cơ thể. Khi hết viêm nhiễm, số lượng bạch cầu sẽ về mức bình thường. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa đủ để kết luận lượng bạch cầu cao có nguy hiểm không.
Hiện tượng máu có lượng bạch cầu cao có nguy hiểm không? (Ảnh: internet)
Đọc thêm:
Người bị bệnh bạch cầu sống được bao lâu?
Số lượng bạch cầu cao hơn 8.000/ml là hiện tượng bạch cầu cao. Nếu bạch cầu tăng quá cao tới hơn 100.000/ml thì có thể cơ thể đang chịu một chứng bệnh khác không phải viêm nhiễm thông thường. Các bệnh có thể mắc gồm ung thư hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp. Dù nhiều khả năng nhưng chỉ dựa vào chỉ số trên cũng chưa thể khẳng định bạch cầu cao có nguy hiểm không.
Trường hợp xấu hơn nữa là khi bạch cầu quá mức cần thiết trong thời gian dài. Những tế bào bạch cầu tăng thêm này không giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng thông thường. Ngược lại, chúng tích tụ, cản trở lưu thông máu, can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể. Lúc này, câu trả lời cho câu hỏi lượng bạch cầu cao có nguy hiểm không là có.
Như đã nói ở trên, không thể dựa vào chỉ số bạch cầu trong máu để kết luận bạch cầu cao có nguy hiểm không. Bởi vì có những trường hợp bạch cầu cao chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ tự điều chỉnh theo thời gian.
Bạch cầu cao có thể chỉ là phản ánh tự nhiên của hệ miễn dịch khi cơ thể bị tấn công (Ảnh: Internet)
Một số nguyên nhân khiến bạch cầu tăng gồm:
• Do nhiễm trùng: cơ thể bị nhiễm trùng nên đột ngột gia tăng sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
• Di truyền: trong gia đình có người từng mắc bệnh bạch cầu
• Rối loạn di truyền: hội chứng down, hội chứng bloom, fanconi, hội chứng wiskott aldrich...
• Thuốc lá, ở trong môi trường bức xạ, tiếp xúc với nhiều hóa chất
• Điều trị ung thư: một số loại hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư có thể khiến lượng bạch cầu tăng cao
• Trường hợp hiếm gặp: do bệnh tủy xương và bệnh tự miễn dịch.
Để biết bạch cầu cao có nguy hiểm không, người bệnh sẽ cần thực hiện các xét nghiệm khác mới biết được nguyên nhân của hiện tượng này, cũng như mức độ nguy hiểm của nó. Khi có các hiện tượng như luôn thấy mệt mỏi, sút cân vô cớ, khó chịu, căng thẳng, sốt vặt lặp lại, khó thở, yếu cơ, bầm tím vô cớ, chảy máu cam đột ngột thì nên đi xét nghiệm máy để biết có bị bạch cầu cao không và tình trạng bạch cầu cao có nguy hiểm không.
Cần thực hiện các xét nghiệm để biết bạch cầu cao có nguy hiểm không (Ảnh: Internet)
Không phải mọi trường hợp bạch cầu cao đều nguy hiểm thế nhưng cũng không được chủ quan xem nhẹ những bất thường trong cơ thể. Bạch cầu cao có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc nó đang cảnh báo điều gì. Nếu bạch cầu cao có liên quan đến các bệnh ung thư hay bệnh hệ máu thì sẽ rất nguy hiểm.