Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh

Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh
Ho kéo dài khi trời lạnh xảy ra do sự tăng áp lực giữa khí phế quản - phế nang và không khí lạnh bên ngoài trời,...Mặc dù ho là cơ chế bảo vệ của đường hô hấp nhưng ho kéo dài lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho kéo dài khi trời lạnh, trong đó, việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới là hai nguyên nhân phổ biến nhất. Ho kéo dài khi trời lạnh nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.

1. Ho kéo dài khi trời lạnh cần điều trị như thế nào?

Với người bị ho cần chú ý tới các vấn đề sau:

- Uống nhiều nước mỗi ngày

Thường khi ho nhiều sẽ dễ bị khô rát họng, gây khó chịu. Vì thế mà người bị ho kéo dài khi trời lạnh cần uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, giữ cho cơ thể không bị mất nước là nguyên tắc quan trọng trong chăm sóc sức khỏe mùa lạnh.

Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh - Ảnh 2.

Người bị ho cần uống nhiều nước để giảm bớt cảm giác khô cổ (Ảnh: Internet)

- Hạn chế ở môi trường khô, lạnh, nhất và môi trường điều hòa

Môi trường khô, lạnh sẽ kích thích niêm mạc mũi, họng và phát sinh những cơn ho khó chịu. Do vậy, hạn chế ở các môi trường này càng ít càng tốt. Nếu có thể hãy đeo khẩu trang để giữ ấm mũi, tránh hít không khí khô lạnh vào.

- Tránh xa các tác nhân có thể gây kích thích niêm mạc mũi họng

Ngoài không khí khô lạnh thì phấn hoa, bụi, ô nhiễm môi trường, mùi lạ hay khói thuốc lá cũng có thể gây kích thích các cơn ho, gây ho kéo dài khi trời lạnh. Vì thế vào mùa đông, hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích thích để giảm sự bùng phát các cơn ho.

- Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp

Người bị ho kéo dài khi trời lạnh có thể thử xông hơi nóng cho mũi họng bằng các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Việc giúp đường thở thông thoáng sẽ giảm tình trạng khó chịu, bít tắc do đờm gây ra ở những người bị ho có đờm hoặc dịu cảm giác bỏng rát do ho khô cổ.

- Giữ ẩm cổ và ngực

Khi trời lạnh, ngoài giữ ấm đầu, lòng bàn chân thì cổ và ngực cũng là bộ phận quan trọng cần phải giữ ấm, tránh cho khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Điều này cũng quan trọng đối với người đang bị ho kéo dài khi trời lạnh.

Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh - Ảnh 3.

Chú ý giữ ấm cổ và ngực để khí lạnh không xâm nhập thêm vào cơ thể (Ảnh: Internet)

- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người bị ho kéo dài mùa lạnh nên có chế độ ăn uống bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra cần ăn ngủ nghỉ hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

- Lời khuyên khác

Người bệnh nên có chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe Ngoài ra nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, điều quan trọng nhất trong việc giảm ho kéo dài khi trời lạnh chính là phòng bệnh.

2. Khi nào cần đến bệnh viện? Khi nào ho cần dùng thuốc?

- Nếu bạn chỉ bị ho cấp tính dưới 3 ngày và không bị đau ngực hay khó thở, không khạc ra đờm có lẫn máu, mủ thì không cần dùng đến thuốc.

Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh - Ảnh 4.

Cơn ho cấp tính dưới 3 ngày thì không cần điều trị bằng thuốc (Ảnh: Internet)

- Nếu ho kèm theo sốt, khó thở, cơ thể tím tái và suy kiệt thì cần phải nhanh chóng tới cơ sở y tế, nhất là khi cơn ho đã kéo dài trên 5 ngày. Nhóm đối tượng cần lưu ý nhất là người cao tuổi và trẻ em.

- Nếu cơn ho kéo dài trên 3 tuần, đã can thiệp bằng thuốc uống nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện như sốt, ho có đờm xanh hoặc màu nâu gỉ, thậm chí là ho ra máu, bị thở ngắn, thở dốc thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp nguy hiểm.

>> Máy hút đờm: Khi nào cần dùng và lưu ý khi sử dụng

Điều này cần lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, lao phổi, cao huyết áp hay đau dạ dày. Tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc.


Tác giả: Kim Phụng