Bác sĩ giải đáp thắc mắc về tiêm phòng HPV

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Bác sĩ giải đáp thắc mắc về tiêm phòng HPV
Tiêm phòng HPV nên thực hiện ở độ tuổi từ 9 - 26 tuổi khi chưa có quan hệ lần đầu tiên,...

Tiêm phòng HPV là cách tốt nhất để phụ nữ bảo vệ bản thân trước căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm bên cạnh những yếu tố cần chú ý khác như thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống,...

Phụ nữ Việt cần nắm rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng không chỉ là vắc xin chống HPV mà còn các bệnh lây qua đường tình dục khác. Cách tốt nhất để bản thân luôn khỏe mạnh là phòng chống những tác nhân gây bệnh ngay từ ban đầu.

Vậy tiêm phòng HPV như thế nào, đối tượng cần tiêm là ai hay có những lưu ý nào cần phải chú ý? 

1. Tiêm phòng HPV là gì?

Tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt là những chủng HPV (type) có thể gây ra ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia có biết, việc tiêm phòng HPV sẽ đạt được tác dụng tối đa nhất khi vắc-xin được tiêm vào trước khi quan hệ tình dục lần đầu, nghĩa là trước khi phơi nhiễm HPV xảy ra.

2. Vắc xin HPV này dành cho ai?

Vắc-xin được khuyến cáo thích hợp với nữ giới có độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.

3. Những đối tượng nào KHÔNG nên tiêm vắc-xin?

Nhóm người không nên tiêm phòng HPV gồm:

Nhóm nhạy cảm với men hay bất cứ thành phần nào của vắc-xin

- Nhóm đang bị nhiễm trùng cấp ở mức độ vừa hoặc nặng

- Nhóm dễ bị bầm tím, đang sử dụng các thuốc làm loãng máu, bị rối loạn đông máu

Trừ trường hợp bác sĩ đưa ra lời khuyên khác.

4. Các vắc-xin tiêm phòng HPV có hiệu quả 100% trong việc phòng ung thư cổ tử cung không?

Câu trả lời là không. Cũng giống như các loại tiêm chủng khác, tiêm phòng HPV không có khả năng phòng bệnh 100%.

Tiêm phòng HPV không thể giúp thay thế cho việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường kì. Với những trường hợp đã tiêm phòng HPV nhưng các chuyên gia vẫn khuyên rằng bạn nên tiếp tục làm các tầm soát ung thư cổ tử cung là tốt nhất. Bởi có khoảng 30% các ca phát hiện ung thư cổ tử cung là những type HPV mà vắc xin không phòng chống được.

Chu kì tầm soát được khuyến khích là 3 lần/năm.

5. Sự bảo vệ của vắc xin kéo dài bao nhiêu lâu?

Các nghiên cứu cho biết rằng thời gian bảo vệ của thuốc phụ thuộc vào vắc-xin. Hiện nay vẫn chưa vấn đề của ccs mũi nhắc lại hay mũi bổ sung liệu có cần thiết không.

6. Những tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm phòng HPV là gì?

Ở vị trí tiêm bạn sẽ có thể gặp các biểu hiện như ngứa, đỏ, đau, sưng hay ngứa và sốt. Ở một vài quốc gia, còn có những báo cáo đơn độc về việc bị ngất xỉu ngay lập tức sau khi được tiêm vắc-xin HPV.

Nếu như gặp các phản ứng phụ này, bạn hãy liên hệ với cơ sở tiêm phòng để được hỗ trợ.

7. Bị chứng loạn sản trong thượng bì cổ tử cung có nên tiêm phòng HPV không?

Điều này bạn cần phải trao đổi lại với bác sĩ của mình để nhận được lời khuyên xem vắc xin này có phù hợp cho bạn trong thời điểm này hay không.

8. Tôi đang có thai (hoặc đang cho con bú thì có nên đi tiêm phòng không?

Các vắc-xin HPV không được khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ đang có thai. Thêm nữa, nếu như bạn phát hiện ra rằng mình đang mang thai sau khi đã tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin, chúng tôi khuyến cáo rằng bạn nên bỏ các mũi tiêm còn lại cho đến khi sinh xong.

Nhưng nếu như bạn đã tiêm đủ 3 mũi sau đó mới phát hiện mình có thai thì yên tâm vì thai nhi không ảnh hưởng gì.

Nếu như đang cho conn bú, bạn cầm trao đổi thêm với bác sĩ của mình trước khi quyết định tiêm phòng HPV.

9. Tiêm phòng HPV dành cho trẻ nam có được khuyến cáo không?

Tiêm chủng HPV cho trẻ nam hiện nay chưa được khuyến cáo. Việc tiêm phòng HPV chỉ được khuyến cáo dành cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi theo chương trình NCIS. Tuy vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình để có thể nhận những phân tích liên quan đến hạn chế và lợi ích của việc tiêm phòng HPV cho con trai của mình.


Tác giả: KP