Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà

Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà
Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường rất dễ có những tổn thương, vết loét,.. nếu không chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà đúng cách có thể dẫn tới biến chứng cắt cụt chi.

Theo TS.BS LÊ BÁ NGỌC - Bệnh viện ĐH Y Hà Nội bệnh nhân tiểu đường cần chăm sóc bàn chân đúng cách để tránh biến chứng nặng dẫn tới nhiễm trùng, cắt cụt chi,..

1. Vệ sinh sạch sẽ bàn chân tiểu đường hàng ngày

Mục đích

Bàn chân sạch sẽ không dính bụi bẩn có tác dụng hạn chế được các loại nấm, vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng bàn chân.

Những việc nên làm

- Bạn nên vệ sinh, rửa bàn chân hàng ngày, ít nhất 1 lần. ngày. Hãy đảm bảo bàn chân phải được rửa sạch sẽ trước khi đi ngủ

- Sử dụng nước sạch, nhiệt độ lạnh hoặc ấm và xà phòng để rửa sạch bàn chân

- Nếu bạn sử dụng nước nóng để ngâm bàn chân bắt buộc phải kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay hoặc nhờ người nhà kiểm tra nhiệt độ nước. Nếu nhiệt độ nước phù hợp mới được ngâm bàn chân

- Sau khi ngâm rửa chân, cần sử dụng khăn tắm để lau khô bàn chân, đặc biệt lau khô các kẽ chân Không rửa chân hàng ngày, để bàn chẫn bẩn, dính nhiều bùn đất trước khi đi ngủ Không kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân

Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà - Ảnh 2.

Bàn chân sạch sẽ không dính bụi bẩn có tác dụng hạn chế được các loại nấm, vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng bàn chân (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến sinh lý không? Ảnh hưởng như thế nào?

Tìm hiểu về những biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

- Sử dụng bàn chân kiểm tra nhiệt độ nước. Bàn chân của người mắc bệnh đái tháo đường ( ĐTĐ) thường bị giảm hoặc mất cảm giác.Việc không kiểm tra nhiệt độ nước hoặc kiểm tra nhiệt độ nước bằng chân có thể gây ra bỏng

- Không lau khô bàn chân, để bàn chân và kẽ chân ẩm ướt. Bàn chân và kẽ chân ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho nấm mốc gây loét chân

- Không sử dụng các loại hoá chất, chất tẩy rửa, các loại cây – lá để ngâm rửa bàn chân. Bệnh nhân nên thận trọng, cần tư vấn và đồng ý của bác sỹ chuyên khoa khi muốn sử dụng các loại thuốc đông y để ngâm rửa bàn chân.

Những việc không nên làm

- Không rửa chân hàng ngày, để bàn chẫn bẩn, dính nhiều bùn đất trước khi đi ngủ

- Không kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân

- Sử dụng bàn chân kiểm tra nhiệt độ nước. Bàn chân của người mắc bệnh đái tháo đường ( ĐTĐ) thường bị giảm hoặc mất cảm giác. Việc không kiểm tra nhiệt độ nước hoặc kiểm tra nhiệt độ nước bằng chân có thể gây ra bỏng

- Không lau khô bàn chân, để bàn chân và kẽ chân ẩm ướt. Bàn chân và kẽ chân ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho nấm mốc gây loét chân

- Không sử dụng các loại hoá chất, chất tẩy rửa, các loại cây – lá để ngâm rửa bàn chân. Bệnh nhân nên thận trọng, cần tư vấn và đồng ý của bác sỹ chuyên khoa khi muốn sử dụng các loại thuốc đông y để ngâm rửa bàn chân.

2. Bảo vệ bàn chân luôn khô ráo

Mục đích

Bàn chân luôn khô ráo giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Những việc nên làm

- Cần dùng kem dưỡng ẩm để bôi lên da bàn chân nếu da bàn chân bị khô, nứt nẻ, đặc biệt vào mùa đông

Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà - Ảnh 3.

Cần dùng kem dưỡng ẩm để bôi lên da bàn chân nếu da bàn chân bị khô, nứt nẻ, đặc biệt vào mùa đông (Ảnh: Internet)

- Bàn chân cần được lau khô thường xuyên nếu bị ẩm ướt. Những bệnh nhân phải sử dụng giày dép liên tục hoặc phải làm những công việc liên quan đến môi trường ẩm ướt như làm ruộng, đánh bắt thuỷ hải sản… cần đặc biệt lưu ý vấn đề này

Những việc không nên làm

Không nên để bàn chân quá khô, nứt kẽ hoặc quá ẩm ướt. Khi da bàn chân có thể bị rách, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra nhiễm trùng

3. Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Mục đích

Phát hiện kịp thời những tổn thương bàn chân như vết xước, nốt phỏng, vết rách, vết loét.

Những việc nên làm

- Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, người bệnh nên tạo thói quen quan sát bàn chân của mình. Việc quan sát bao gồm: quan sát gan bàn chân, kiểm tra các kẽ chân và quan sát mu bàn chân.

Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà - Ảnh 4.

Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, người bệnh nên tạo thói quen quan sát bàn chân của mình (Ảnh: Internet)

- Chỉ cần bàn chân có dấu hiệu bất thường du nhỏ nhất như nốt phỏng, vết xước, chảy máu, dị vật cũng cần phải đi khám bác sỹ

Những việc không nên làm

- Tự điều trị các vết thương tại bàn chân như tự mua kháng sinh, tự thay băng, tự cắt lọc vết thương

- Không đắp các loét lá, thuốc đông y lên vết loét

- Đi khám bệnh quá chậm khi vết thương đã tiến triển nặng

4. Sử dụng giày dép phù hợp

Mục đích

Bảo vệ bàn chân không bị chấn thương do giày dép.

Những việc nên làm

- Lựa chọn kích cỡ giày dép phù hợp với bàn chân, phần mũi giày rộng.

- Nên lựa chọn loại giày dép có dây hoặc quai buộc

- Nên lựa chọn các loại giày mềm, đế bằng

- Nên kiểm tra giày dép bằng cách quan sát bên trong, dùng tay kiểm tra bên trong giày để phát hiện kịp thời dị vật như sỏi, gạch, đồ chơi trẻ em vô tình rơi vào bên trong giày dép

- Luôn sử dụng giày dép cả trong nhà lẫn ngoài trời.

- Nên định kỳ đánh rửa, phơi khô giày dép.

Những việc không nên làm

- Sử dụng chân trần ( chân đất). Người bệnh ít có thói quen sử dụng giày dép khi đi lại trong nhà. Thói quen này có thể gây chấn thương bàn chân khi bị vấp hoặc dẵm phải đồ chơi trẻ em, sỏi, đá…

- Sử dụng loại giày dép quá chặt hoặc quá cứng, sử dụng các loại giày dép không có quai, không có dây buộc dễ dẫn tới tuột giày dép, gây ra các nốt phỏng rộp

- Sử dụng các loại giày cao gót, phần mũi giày chật dẫn tới phỏng rộp, rách da bàn chân

- Không nên sử dụng giày, dép dạng xỏ ngón gây tổn thương kẽ chân

5. Cắt móng chân đúng cách

Mục đích

Bảo vệ bàn chân không bị chấn thương khi cắt móng chân.

Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà - Ảnh 5.

Không mài dũa móng chân sau khi cắt dẫn tới còn sót những góc sắc nhọn trên móng làm rách da bàn chân (Ảnh: Internet)

Những việc nên làm

- Cắt móng chân tại nơi có nhiều ánh sáng

- Những bệnh nhân thị lực kém, người cao tuổi nên được người nhà hỗ trợ cắt móng

- Không cắt móng quá sâu gây chảy máu hoặc móng quặp

- Mài móng chân sau khi cắt móng để không bỏ sót những vị trí sắc nhọn trên móng

- Những móng chân quá dày, móng quặp, dễ gẫy nên đến bác sỹ Nội Tiết để chăm sóc móng.

Những việc không nên làm

- Dùng dao cắt móng chân gây chảy máu, bật móng

- Cắt móng quá sâu gây rách, chảy máu

- Để móng chân quá dài dễ vấp ngã, bật móng chân

- Không mài dũa móng chân sau khi cắt dẫn tới còn sót những góc sắc nhọn trên móng làm rách da bàn chân.

6.Tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường

Tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát tốt đường huyết, theo dõi đường máu thường xuyên tại nhà đóng vai trò quan trọng phòng ngừa biến chứng bàn chân

7. Một số KHÔNG NÊN LÀM khi chăm sóc bàn chân tại nhà

- Không chườm, sưởi ấm bàn chân bằng tuí chườm, bếp than, đèn sưởi

- Không tự ý gọt chai chân

- Không tự ý điều trị chăm sóc vết thương bàn chân tại nhà: tự uống kháng sinh, tự thay băng vết thương….

Bác sĩ Đại Học Y hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường tại nhà - Ảnh 6.

Tác giả: Kim Phụng