Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya
Trên thực tế, ngay cả khi bạn không phải là người hay thức khuya thì một số thói quen có hại khác trong cuộc sống cũng ảnh hưởng tới sức khỏe không kém gì việc thức khuya gây ra.

Theo Aboluowang, dưới đây là 8 thói quen có hại được bác sĩ cảnh báo có ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm cả thể chất và tinh thần, đáng sợ hơn cả việc thức khuya:

1. Ngồi cả ngày là thói quen có hại hàng đầu cho sức khỏe

Ngồi cả ngày trong phòng hoặc ô tô trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Ngay cả việc bù đắp lại bằng việc tập thể dục thường xuyên cũng khó mà giúp cơ thể "hồi phục" hoàn toàn mà chỉ giúp giảm một phần các nguy cơ sức khỏe do ít vận động gây ra.

Không có câu trả lời chính xác về số lượng giờ ngồi bao nhiêu là quá nhiều ở mỗi người, nhưng theo Medical News Today, các ngưỡng dưới đây sẽ xác định nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do ngồi nhiều ở một người:

- Nguy cơ thấp: Ngồi dưới 4 giờ/ ngày.

- Nguy cơ trung bình: Ngồi 4 - 8 tiếng/ngày.

- Nguy cơ cao: Ngồi 8 - 11 tiếng/ngày.

- Nguy cơ rất cao: Ngồi trên 11 tiếng/ngày.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 2.

Ngồi cả ngày trong phòng hoặc ô tô trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

Những điều cần biết về "hội chứng mông chết" ở những người ngồi nhiều

Gợi ý một số bài tập cổ cho dân văn phòng

Các tác hại của việc ngồi cả ngày có thể kể đến như: Sự khó chịu ở cô xương như cổ, vai, gáy, mông, thân dưới; quá trình trao đổi chất chậm lại; giảm lưu lượng máu, đặc biệt là lưu lượng máu tới chân; tăng huyết áp; rối loạn cơ xương; giảm khả năng sáng tạo và cảm giác kiệt sức;...

Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Dịch vụ Y tế và Chăm sóc Ung thư Canada ở Alberta cho thấy gần 160.000 trường hợp ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt và phổi xảy ra mỗi năm có liên quan đến việc ít vận động, không thường xuyên tập thể dục.

Lời khuyên: CDC khuyến nghị nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi ngày ở cường độ vừa phải với các bài tập như đi bộ nhanh, tập thể dục dưới nước, đạp xe,... và tăng dần cường độ tập cũng như sức bền theo thời gian.

2. Không bật máy hút mùi khi nấu ăn, đặc biệt là khi sử dụng bếp ga

Máy hút mùi hoạt động bằng cách hút không khí trong khu vực nấu ăn, lọc sạch các hạt bụi, dầu mỡ, mùi hôi và hơi nước, sau đó thải ra ngoài hoặc tuần hoàn lại không khí sạch.

Theo khuyến cáo từ Tạp chí Sức khỏe tại Mỹ, việc nấu ăn trên bếp ga mà không bật máy hút mùi hay quạt gió có thể tạo ra một lượng lớn các chất như carbon monoxide, nitrogen dioxide và formaldehyde, 3 loại khí có hại được "điểm mặt" trong khói thuốc lá.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 3.

Việc nấu ăn trên bếp ga mà không bật máy hút mùi hay quạt gió có thể tạo ra một lượng lớn các chất gây ung thư (Ảnh: ST)

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, bằng cách mở máy hút mùi khi nấu, chúng ta có thể loại bỏ 60 - 90% lượng chất độc hại, bảo vệ sức khỏe gia đình mình khỏi những tác động tiêu cực của những chất này.

3. Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ

Một nghiên cứu mới của Đại học Nam California công bố trên tạp chí Trao đổi chất tế bào của Mỹ cho thấy những người tiêu thụ nhiều protein động vật ở tuổi trung niên có tỷ lệ tử vong do ung thư cao gấp 4 lần so với những người cùng độ tuổi.

Chế độ ăn quá nhiều thịt cũng đã được chứng minh là có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nguy cơ mắc béo phì và các vấn đề chuyển hóa, gây hại cho thận và có thể dẫn tới bệnh thận.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 4.

Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ có liên quan tới nhiều rủi ro sức khỏe (Ảnh: ST)

Lời khuyên: Thịt có giá trị dinh dưỡng cao nên bạn không nên loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn, nên ưu tiên ăn các loại thịt trắng để thân thiện hơn với chế độ ăn cân bằng. Theo đó, một người bình thường không nên ăn quá 300 - 500 gam thịt đỏ (chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt bê,...) mỗi tuần. Tốt nhất chỉ nên ăn 2 lần/tuần với khẩu phần không quá 100 - 150 gam một lần ăn. Tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm lượng thịt đỏ một cách phù hợp. Khi chế biến thịt đỏ, nên ưu tiên các cách chế biến ít gia vị và dầu mỡ như luộc thịt, hấp, hầm,...

4. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu ăn ở nhiệt độ quá cao có thể tạo ra acrolein và một lượng lớn hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) có thể gây ung thư. Những chất gây ung thư như vậy cũng được tìm thấy trong thuốc lá và có thể dễ dàng gây viêm đường hô hấp.

Ngoài ra, chất béo trans trong thực phẩm chiên rán có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và stress oxy hóa trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường. Thức ăn chiên rán cũng thường có nhiều calo, dẫn đến tăng cân và béo phì nếu tiêu thụ quá mức.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 5.

Dầu ăn ở nhiệt độ quá cao có thể tạo ra acrolein và một lượng lớn hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) có thể gây ung thư (Ảnh: ST)

Lời khuyên: Ngoài việc cắt giảm các món chiên rán ở nhiệt độ cao thì việc lựa chọn dầu ô liu thay thế trong chế độ ăn hàng ngày cũng giúp đem đến nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.

5. Ngủ không đủ giấc kéo dài

Mất ngủ có thể do nhiều yếu tố gây ra. Thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn tới huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, béo phì,... tác động tới sức khỏe và tuổi thọ của một người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ngủ ít hơn từ 6 - 7 tiếng mỗi đêm có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn. 

Ngoài ra, việc thiếu giấc ngủ sâu và các thói quen đảo lộn nhịp sinh học bình thường của cơ thể cũng có thể đẩy nhanh sự phát triển của khối u.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 6.

Mất ngủ có thể do nhiều yếu tố gây ra (Ảnh: ST)

Lời khuyên: Tốt nhất, người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời học cách vệ sinh giấc ngủ để có chất lượng giấc ngủ tốt nhất, chẳng hạn như: Tránh xa các thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ, giữ phòng ngủ đủ tối và đủ mát, hình thành thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm,...

6. Uống quá ít nước

Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ (chỉ khoảng 2% lượng dịch cơ thể bình thường) cũng có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng tổng thể. Mất nước khiến máu trở nên nhớt hơn, làm giảm hiệu quả của tim trong việc mang máu chứa oxy và chất dinh dưỡng tới các mô và cơ quan trong cơ thể.

Nói cách khác, uống quá ít nước mỗi ngày có thể gây mất nước ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ thể; tăng nguy cơ sỏi thận; đau đầu, mất tập trung và suy giảm nhận thức; tăng nguy cơ táo bón do nước cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn; giảm hiệu suất vận động do cơ bắp và khớp kém linh hoạt hơn khi thiếu nước; tăng nguy cơ say nắng hoặc sốc nhiệt do khả năng điều hòa thân nhiệt giảm;...

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 7.

Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ (chỉ khoảng 2% lượng dịch cơ thể bình thường) cũng có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng tổng thể (Ảnh: ST)

Lời khuyên: Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly khoảng 2 lít mỗi ngày. Lượng nước thay đổi phụ thuộc vào giới tính, cân nặng, lứa tuổi, mức độ hoạt động và thể chất của mỗi người.

7. Thường xuyên sử dụng điện thoại di động

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng,... ức chế quá trình tiết melatonin của cơ thể, dẫn tới rối loạn nhịp sinh học tự nhiên - từ đó việc vào giấc sẽ khó khăn hơn, gây mệt mỏi kéo dài. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch, chức năng nhận thức và sức khỏe tổng thể nói chung.

Ngoài ra, sử dụng điện thoại di động quá 6 tiếng mỗi ngày có thể gây ra nhiều vấn đề như: Đau cổ, tổn thương cho cột sống; đau khớp ngón tay cái; khô và đau mắt; da xỉn màu dễ nổi mụn;...

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 8.

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng,... ức chế quá trình tiết melatonin của cơ thể (Ảnh: ST)

Lời khuyên: Nên hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ để tâm trí và cơ thể có thời gian thư giãn hoàn toàn. Tập thay thế thói quen sử dụng điện thoại di động khi không cần thiết bằng các hoạt động lành mạnh hơn như đọc sách, đi dạo,...

8. Uống rượu trước khi đi ngủ

Nhiều người cho rằng uống rượu giúp dễ ngủ hơn nhưng thực tế uống rượu trước khi đi ngủ là một thói quen có hại.

Rượu làm giảm lượng đường trong máu, ức chế hệ thần kinh trung ương và cuối cùng làm gián đoạn giấc ngủ. Điều này có thể gây rối loạn bài tiết tuyến thượng thận trong quá trình trao đổi chất và kết quả là bạn dễ tỉnh giấc hơn vào ban đêm.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 9.

Nhiều người cho rằng uống rượu giúp dễ ngủ hơn nhưng thực tế uống rượu trước khi đi ngủ là một thói quen có hại (Ảnh: ST)

Lời khuyên: Không nên uống rượu 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ. Nếu thực sự không thể tránh khỏi việc uống rượu, hãy thử uống một ít súp giải rượu sau đó và đợi cơ thể đào thải rượu trước khi chìm vào giấc ngủ.

Nhìn chung, để có một cơ thể khỏe mạnh, việc loại bỏ các thói quen có hại đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Lối sống lành mạnh bao gồm cả chế độ vận động, chế độ ăn uống và quản lý căng thẳng hiệu quả. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi từ bỏ một thói quen có hại nào đó, bác sĩ sẽ cho bác lời khuyên phù hợp với tình trạng của bản thân.

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 10.

Ảnh: Kim Phụng SKHN

Bác sĩ cảnh báo 8 thói quen có hại cho sức khỏe, đáng sợ hơn cả thức khuya - Ảnh 11.

Ảnh: Kim Phụng SKHN

Nguồn dịch tham khảo: 比熬夜还可怕的九大习惯,看第一个就惊呆了!


Tác giả: Allen