Ba loại thực phẩm nhiều độc tố phổ biến trong gia đình Việt, cẩn thận khi chế biến tránh ngộ độc

Ba loại thực phẩm nhiều độc tố phổ biến trong gia đình Việt, cẩn thận khi chế biến tránh ngộ độc
Sự phát triển của xã hội hiện đại, con người được giáo dục nhiều hơn cho nên cũng đã phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc. Tuy nhiên ngay cả với thực phẩm phổ thông như hiện nay cũng khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc, đặc biệt là với một số thực phẩm nhiều độc tố dưới đây.

Tùy vào mỗi loại thực phẩm và cách tiêu thụ, chế biến mà sinh ra các độc tố khác nhau và các biểu hiện cũng khác nhau, biểu hiện nhẹ có thể buồn nôn, nôn, tăng hoặc hạ huyết áp. Ngộ độc thực phẩm nặng có thể gây co giật, hạn chế vận động, hôn mê, ngừng thử… nặng hơn là dẫn đến tử vong.

Dưới đây là 3 thực phẩm nhiều độc tố phổ biến trong gia đình Việt, nên cẩn thận trong khâu lựa chọn cũng như chế biến để tránh nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe

1. Độc tố trong nấm

Nấm là thực phẩm quen thuộc trên bữa ăn của chúng ta vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn nên nhu cầu càng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên người chế biến cần hết sức lưu ý độc tố trong nấm có thể thay đổi theo mùa, nấm là loại thực phẩm nhiều độc tố, ít hay nhiều phụ thuộc vào môi trường đất đai khí hậu, hoặc quá trình sinh trưởng của nấm.

Ví dụ như vào mùa xuân với tiết trời ấm áp và ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển nên sẽ thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.

Những thực phẩm tự nhiên có độc tố vô tình có trong tủ lạnh  nhà bạn mùa giãn cách - Ảnh 1.

Nấm là thực phẩm nhiều độc tố, do vậy cần cẩn thận khi lựa chọn và chế biến - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Ba điều cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, tránh ngộ độc Botulinum 

Ngộ độc sinh vật biển: Những "sát thủ" từ đại dương và dấu hiệu nhận biết

Một số loại nấm độc thường gặp gồm nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình nón, nấm mũ khía nâu xám.

Khi ăn phải nấm độc độc tính sẽ phát tác từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ sau khi ăn. Cơ thể bắt đầu có các triệu chứng như tiết nước bọt, chảy nước mắt, khi biểu hiện nặng hơn như đau bụng, sốt, co giật cần gọi điện ngay tới các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Một số loại nấm có biểu hiện ngộ độc muộn, từ sau 12 giờ hoặc cá biệt như sau 40 giờ chất độc mới phát tác vào trong máu. Vì vậy, người dùng cần hết sức cảnh giác với các loại nấm lạ không rõ nguồn gốc xuất xứ, mua nấm tại siêu thị, cửa hàng có uy tín và tem mác rõ ràng. 

Hơn nữa, nấm tươi sau khi mua về nên sử dụng ngay trong ngày để giữ lại chất dinh dưỡng và an toàn, nếu để lâu không khí sẽ làm biến đổi nấm và gây ngộ độc. 

2. Độc tố trong măng

Nên cẩn thận khi ăn măng, đây cũng là 1 trong số nhóm thực phẩm nhiều độc tố. Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong măng tươi có hàm lượng cyanide khoảng 230 mg/kg, đây là hàm lượng vượt quá cơ thể chịu đựng. Khi ăn phải măng có chứa nhiều chất này, tác động với enzym tiêu hóa, sẽ trở thành axit cyanhydric (HCN) cực độc. 

Khi hàm lượng acid cyanhydric vượt quá sức chịu đựng sẽ có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, rối loạn hô hấp và hôn mê. 

Những thực phẩm tự nhiên có độc tố vô tình có trong tủ lạnh  nhà bạn mùa giãn cách - Ảnh 2.

Măng cũng thuộc nhóm thực phẩm nhiều độc tố, cần cẩn trọng khi chế biến, phụ nữ mang thai nên hạn chế hoặc không nên ăn măng - Ảnh: Internet

Những triệu chứng trên thường sảy ra sau khoảng nửa giờ tới vài giờ, nếu chỉ hấp thụ 1 lượng nhỏ hàm lượng HCN thì cơ thể sẽ tự đào thải ra bên ngoài. 

Đối với món măng luộc, với 100g măng tươi có tới 32-38 mg HCN, nhưng nếu luộc kỹ, lượng chất này chỉ còn 2,7mg. Nếu bạn ăn sống 200 mg măng tươi chưa luộc sẽ có 50-60mg HCN sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, liệt cơ, co giật và ngừng thở dẫn đến tử vong. 

Đối với măng chua, sau khi ngâm măng ngả thành màu vàng và có mùi chua, lượng HCN còn khoảng 9mg/kg.

Để đề phòng ngộ độc khi chế biến măng, cần rửa sạch, ngâm măng và luộc măng trong nước nhiều giờ để loại bỏ độc tố. Chú ý bạn nên thay nước sau mỗi lần luộc măng và luôn mở vung để độc tố bay hơi bớt ra ngoài không khí. 

Măng không chỉ là thực phẩm nhiều độc tố từ tự nhiên, hiện nay một số người bán hàng còn ngâm măng trong hóa chất để nhuộm vàng trông tươi ngon hơn. Chất này khả năng gây ung thư rất cao, phá hoại gan, thận, xương. Nếu nghi ngờ măng có tẩm hóa chất hay măng có độc, tuyệt đối không nên ăn. 

3. Củ sắn

Cũng giống như măng tươi, sắn cũng thuộc nhóm thực phẩm nhiều độc tố. Trong sắn cũng có hàm lượng độc tố acid cyanhydric rất cao. Khi ăn phải sẽ tác động lên hô hấp của tế bào gây tình trạng thiếu oxy.  

Ngộ độc sắn thường có biểu hiệu vài giờ sau khi ăn với các triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy, các triệu chứng ngộ độc thần kinh gồm tê lưỡi, ù tai, xây xẩm mặt mày, nặng hơn gây co giật, hôn mê, suy hô hấp và tủ vong. 

Những thực phẩm tự nhiên có độc tố vô tình có trong tủ lạnh  nhà bạn mùa giãn cách - Ảnh 3.

Sắn tuy quen thuộc và bình dân với nhiều người nhưng nên cẩn thận khi ăn vì đây là thực phẩm nhiều độc tố, nên luộc kỹ và không nên ăn sắn khi đói - Ảnh: Internet

Khi gặp người bị ngộ độc sắn, cần yêu cầu nạn nhân bằng mọi giá nôn ngay ra ngoài, cho tay vào cổ họng để kích thích nôn, uống thêm nước đường và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Chất độc trong củ sắn dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, bị oxy hóa sẽ tiêu biến chất độc, vì vậy trước khi ăn, người dùng nên gọt vỏ và ngâm trong nước lành trong nhiều giờ để độc tố biến mất. Chú ý nên thay từ 2-3 lần nước để đảm bảo chất độc trong sẵn hòa tan hết vào nước. 

Sắn đã chế biến (sắn khô, bột sắn) thường ít độc tính hơn sắn tươi. Không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (cả củ và lá) và sắn mọc hoang dại để chế biến thức ăn. Khi nghi ngờ là sắn độc tuyệt đối không sử dụng để ăn. Khi ăn sắn, thấy có vị đắng thì không nên ăn. Đối với những thực phẩm nhiều độc tố như măng, sắn, nấm, nên cẩn thận trong khâu lựa chọn cũng như chế biết. Không ăn sắn vào buổi sáng sớm, tuyệt đối không nên ăn khi đói.


Tác giả: Minh Ngọc