Ba điều cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, tránh ngộ độc Botulinum

Ba điều cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, tránh ngộ độc Botulinum
Trong mùa giãn cách vì dịch bệnh Covid-19, nhiều người thường mua thực phẩm đóng hộp cất trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn. Tuy nhiên việc bảo quản cũng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu không biết cách chế biến hay sử dụng.

Thực phẩm đóng hộp là thực phẩm được bảo quản trong thời gian dài theo phương pháp đóng hộp. Thông thường, thức ăn sẽ bảo quản từ 1-5 năm, nhiều loại còn bảo quản được lâu hơn.

Các vỏ hộp được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định để tiêu diệt các vi khuẩn có hại và ngăn chặn hư hỏng bên trong thực phẩm.

Những loại thực phẩm đóng hộp phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta gồm trái cây, thịt, cá, các loại đậu…Trong mùa dịch Covid-19, việc lưu trữ và sử dụng thực phẩm đóng hộp có xu hướng cao hơn bình thường. 

Nguy cơ ngộ độc Botulinum trong thực phẩm đóng hộp khi dự trữ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Gia tăng việc sử dụng thực phẩm đóng hợp trong mùa dịch covid-19 - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

10 loại rau củ gây ngộ độc nghiêm trọng nếu không được chế biến kỹ 

Chuyên gia nhấn mạnh những điểm không thể bỏ qua khi chọn mua thực phẩm đóng hộp

1. Tại sao ăn thực phẩm đóng hộp có nguy cơ ngộ độc Botulinum?

Trước đây, các ca ngộ độc Botulinum rất hiếm gặp nhưng do dịch bệnh bùng phát gần đây khiến nhiều nơi phải giãn cách, nên các ca ngộ độc tăng lên nhanh chóng. Thực phẩm đóng hộp sử dụng đơn giản, giá thành lại rẻ khiến nhiều người càng ưa sử dụng. Đi theo đó là phương pháp bảo quản không đúng cách, đun lại thực phẩm không đủ chín trước khi ăn.

Nguy cơ ngộ độc Botulinum trong thực phẩm đóng hộp khi dự trữ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Nguy cơ ngộ độc Botulinum từ thực phẩm đóng hộp - Ảnh: Internet

Trên thực tế, đã từng có nhiều những vụ ngộ độc hàng loạt bởi độc tố Botulinum do ăn thịt hộp, tiêu biểu là vụ ngộc độc pate Minh Chay, hay vụ ngộ độc ở Kon Tum do người dân ăn cá ủ muối đóng hộp. 

Tất cả nguyên nhân trên đều do cơ thể bị nhiễm độc tố Botulinum có trong thức ăn ôi thiu, môi trường kín như thịt hộp để lâu ngày, chủ yếu là đồ hộp có nồng độ acid thấp như đậu, ngô, củ cải… và các loại thịt hộp, cá hộp cũng là một nguy hiểm tiềm tàng. 

Botulinum khi gặp nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại độc tố thần kinh Neurotoxin có thể bị phân hủy tại nhiệt độ 800 độ C, loại độc tố này chỉ cần 0,03 mg là gây tử vong ở 1 người trưởng thành. 

Sau khi sử dụng đồ hộp sẽ có thời gian ủ bệnh từ 8-10 tiếng, nhiều trường hợp chỉ mất 4 giờ với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng… các triệu chứng nặng hơn như giãn đồng tử, liệt cơ tim...

2. Làm gì để phòng độc tố Botulinum trong thực phẩm đóng hộp?

Sau khi ăn các thực phẩm đóng hộp có xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, hai vùng cơ đối xứng yếu đi, từ vùng đầu xuống cổ và lan xuống dưới thì cần đến sự can thiệp đến các cơ sở y tế.

Chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có hạn sử dụng và có tem tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận. Tuyệt đối bỏ qua nếu thấy đồ hộp có tình trạng méo, thủng, vỡ vỏ hộp hay thực phẩm đổi mùi.

Nguy cơ ngộ độc Botulinum trong thực phẩm đóng hộp khi dự trữ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Sau khi mở đồ hộp nên ăn hết ngay trong ngày - Ảnh: Internet

Lưu ý nếu hộp đã mở nắp thì nên sử dụng trong một thời gian ngắn vì khi để lâu sẽ có vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào bên trong. Không dùng thực phẩm đóng hộp quá 24 tiếng sau khi mở nắp hoặc đã để trong tủ lạnh

Các thực phẩm đóng hộp cũng cần đun sôi và nấu kỹ trước khi dùng, không nên để nguyên vỏ hộp kim loại sẽ cực nguy hiểm khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, kim loại sẽ có cơ hội ngấm vào thực phẩm. 

3. Những nguy cơ tiềm ẩn của thực phẩm đóng hộp nếu sử dụng thường xuyên

Sự tiện ích của sản phẩm đóng hộp đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên bữa ăn, nhất là đối với người bận rộn thì đồ hộp luôn là sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, đồ hộp thường chứa nhiều chất phụ gia và bảo quản nên bạn cần lưu ý trước khi sử dụng.

Nguy cơ ngộ độc Botulinum trong thực phẩm đóng hộp khi dự trữ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Nên hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp vì một số ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh: internet

- Những chất phụ gia và chất bảo quản cần đảm bảo nằm trong danh mục cho phép về hàm lượng. 

- Hiện nay có rất nhiều chủng loại thực phẩm đóng hộp trên kệ hàng tạp hóa, siêu thị, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhãn mác, bạn cần lưu ý điểm này.

- Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp đều có lượng đường và lượng muối cao, điều này rất có hại đối với người bị bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.

- Nguy cơ ngộ độc vỏ kim loại: đặc biệt với những thực phẩm có chứa axit, lớp mỡ trong thực phẩm sẽ hấp thụ kim loại, điều này cực kỳ nguy hiểm cho gan khi khó đào thải chất độc và giảm quá trình hấp thụ khoáng chất, gây hại lâu dài cho cơ thể. 

Nhiều người cho rằng thực phẩm đóng hộp có giá trị dinh dưỡng ít hơn thực phẩm tươi sống. Điều này không hoàn toàn đúng bởi các chất đạm, tinh bột, chất béo thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi quá trình chế biến. 

Mặt khác, các loại vitamin A,D,E và K sẽ tan trong nước khi gặp nhiệt độ cao và bị mất đi trong quá trình chế biến, do vậy nếu đồ hộp được bảo quản lâu hoặc bạn đang dự định có 1 chuyến đi xa nên chuẩn bị thêm các loại rau, củ, quả để có 1 nguồn cung cấp vitamin đầy đủ. 


Tác giả: MInh Ngọc