Mọi người vẫn biết sữa chua là một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và được khoa học công nhận. Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, Bà đẻ có ăn được sữa chua không? thì lại là vấn đề khác.
Sữa chua đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ, vậy bà đẻ có được ăn sữa chua khi cho con bú hay không?
Thực tế, chế độ ăn uống của phụ nữ sau sinh sẽ gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con thông qua nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ sau sinh muốn ăn loại thực phẩm nào cũng cần chú ý đến việc liệu thức ăn mình bổ sung vào cơ thể có gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho con hay không.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho mẹ. Tuy nhiên, sữa chua có nhiều thành phần mà cơ thể trẻ sơ sinh không thể dung nạp được.
Do đó, trong giai đoạn phụ nữ đang cho con bú, nhiều trường hợp trẻ không thể thích ứng với sữa chua mà mẹ ăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị đau bụng, tiêu chảy và bị rối loạn tiêu hoá.
Tuy nhiên, mẹ sau sinh không cần quá lo lắng. Những trường hợp ảnh hưởng tới trẻ ở trên chỉ xảy ra đối với trẻ bị dị ứng sữa bò. Vì vậy, Bà đẻ có ăn được sữa chua không? thì câu trả lời là Có. Đối với những mẹ đã ăn sữa chua vài lần mà con không xuất hiện các biểu hiện bất thường thì ăn sữa chua không đáng lo ngại.
Đọc thêm:
Sau sinh nên ăn gì để mẹ khỏe, con nhanh lớn?
Bà đẻ có ăn được mít không? Mẹ sau sinh cần lưu ý gì khi ăn mít?
Mọi người đều biết sữa chua là món ăn tốt cho mọi người, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, việc phụ nữ còn cho con bú có nên ăn sữa chua, có được ăn sữa chua hay không thì còn phụ thuộc vào thể trạng của em bé.
Đa số, cơ thể của em bé đều có thể dung nạp được các chế phẩm từ sữa tươi. Lúc này, mẹ có thể ăn sữa chua thường xuyên và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, không những thế sữa chua còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, lipid, canxi, vitamin, glucid,… Vì vậy, phụ nữ cho con bú có thể ăn sữa chua thường xuyên. Đây là cách giúp em bé có thể hấp thu được đầy đủ những dưỡng chất có trong sữa chua thông qua sữa mẹ.
Sữa chua có lợi khuẩn đem lại hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa cho cả mẹ và em bé. Do đó, đây là món ăn được các mẹ bị táo bón sau sinh lựa chọn.
Mẹ nên ăn 2 hộp sữa chua sau mỗi bữa ăn chính, với lượng ăn này mẹ sẽ nhanh chóng nhận được hiệu quả rõ rệt.
Trong sữa chua chứa rất nhiều canxi và axit lactic, đây là những chất có tác dụng tốt giúp hệ xương của mẹ và bé khỏe mạnh. Đồng thời, sữa chua còn ức chế sự phát triển của tế bào biểu bì giúp da mẹ và bé hồng hào hơn.
Mẹ sau khi cho con bú có thể được ăn sữa chua. Tuy nhiên, không phải mẹ sau khi sinh muốn ăn bao nhiêu sữa chua cũng được và có thể ăn sữa chua tùy thích.
Phụ nữ sau sinh cần lưu ý, ăn sữa chua sai cách còn có thể làm dưỡng chất trong sữa chua không được phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Thậm chí, ăn sữa chua sai cách còn có thể khiến mẹ sau sinh gặp các vấn đề về tiêu hoá.
Sữa chua sau khi mua về nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và nên sử dụng hết sau 1 tuần.
Đối với mẹ đang cho con bú, ăn sữa chua lưu ý không ăn sữa chua quá lạnh. Ngoài ra, trước khi ăn sữa chua mẹ cần để sữa chua ra ngoài từ 5 đến 10 phút.
Lưu ý, mẹ sau sinh không được đun hoặc hâm sữa chua vì cách này sẽ làm tiêu diệt các lợi khuẩn và dinh dưỡng. Do đó, nếu muốn ăn sữa chua ấm thì mẹ cần ngâm hộp sữa chua vào nước nóng với nhiệt độ khoảng 70 độ C.
Dù sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn từ 2 đến 3 hộp sữa chua mỗi ngày.
Mẹ sau sinh có thể được ăn sữa chua, tuy nhiên không nên ăn sữa chua khi bụng rỗng vì độ pH của dạ dày quá thấp là nguyên nhân làm tiêu diệt lợi khuẩn có trong sữa chua. Do đó, để ăn sữa chua đem lại lợi ích sức khoẻ, mẹ sau sinh cần ăn sữa chua sau 1 đến 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
Ngoài ra, không nên ăn sữa chua và uống thuốc kháng sinh cùng lúc, điều này sẽ giết chết các lợi khuẩn có trong sữa chua do thuốc gây ra.
Đối với một số trường hợp mẹ sau sinh cho con bú ăn sữa chua cần xác định được mức độ thích ứng của bé đối với loại thực phẩm dinh dưỡng này.
Ngoài ra, còn có một số loại thực phẩm khác, phụ nữ sau sinh cho con bú cần chú ý khi ăn để tránh gây dị ứng cho bé như:
- Các loại hải sản vỏ cứng như tôm, cua,... mẹ sau sinh cần lưu ý khi có thành viên trong gia đình dị ứng món này thì con cũng có khả năng bị.
- Bột ngọt, việc ăn quá nhiều bột ngọt còn là nguyên nhân khiến bé phát triển chậm. Đồng thời còn khiến bé phải chịu một số hậu quả khác.
- Trái cây họ cam, dù được biết đến là loại trái cây rất giàu vitamin C và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trái cây họ cam có thể gây tình trạng ngứa cho bé và tình trạng này khiến cho bé quấy khóc, nôn mửa hoặc thậm chí còn có thể gây ra tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ trên da nếu mẹ sử dụng nhiều.
- Bông cải xanh có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi và đi ngoài hoặc ngứa ngáy ở trẻ nếu như mẹ ăn loại thực phẩm này.
- Măng, măng dù ngon nhưng lại rất độc và không tốt đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Do đó, mẹ sau sinh nên tránh ăn thực phẩm này khi cho con bú.
Vậy bà đẻ có ăn được sữa chua không? thì câu trả lời là Có. Chỉ cần, mẹ tuân thủ các nguyên tắc và lưu ý khi ăn sữa chua khoa học đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và em bé.