Viêm phế quản là một bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai do hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà những biến chứng của bệnh còn có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Tùy vào mức độ của bệnh mà sự ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi khác nhau. Có nhiều trường hợp bệnh nhẹ điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển, thai nhi có thể gặp các vấn đề như:
Bị viêm phế quản có thể khiến các mẹ bầu gặp phải tình trạng khó thở dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu oxy, đe dọa sảy thai. Tỷ lệ khả năng biến chứng bà bầu bị viêm phế quản gây sảy thai khá lớn, lên tới 10% (tức là cứ mười bà bầu bị viêm phế quản thì có một trường hợp có thể sảy thai). Đặc biệt nếu bà bầu bị viêm phế quản trong những tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn nhiều.
Các cơn ho, khó thở do viêm phế quản có thể dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, ngủ không được là nguyên nhân dẫn đến suy nhược khiến thai chậm phát triển.
Viêm phế quản cũng khiến mẹ bầu sút cân, thai nhi khó hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc thiếu dinh dưỡng thai nhi có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng như nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, chết lưu, trẻ chậm phát triển.
Không chỉ tăng nguy cơ sảy thai cao hơn so với người thông thường, bà bầu bị viêm phế quản còn có nguy cơ sinh non. Trẻ dễ bị nhẹ cân khi sinh dưới 2,5kg (trẻ sinh non hoặc chậm phát triển trong tử cung), thai dị dạng, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ... và nhiều mối đe dọa trong thai kỳ.
Các cơn ho khi bà bầu bị viêm phế quản kéo dài, liên tục với tần suất mạnh sẽ là nguyên nhân kích thích gây ra các cơn gò tử cung, dẫn đến động thai sớm hoặc dọa sinh non, thai sinh không đủ tháng. Sau khi sinh trẻ dễ ốm vặt, sức đề kháng yếu hơn so với trẻ thông thường.
Khác với cách chữa bệnh viêm phế quản thông thường, khi bà bầu bị viêm phế quản hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây biến chứng sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó nên vệ sinh cá nhân thường xuyên đặc biệt là răng miệng, sử dụng xà phòng rửa tay phòng ngừa nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn, giữ ấm cơ thể, ăn ngủ và sinh hoạt đúng giờ.
Khi mang thai, phụ nữ cần tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, khiến bệnh nặng hơn như ô nhiễm môi trường, khói bụi, hút thuốc lá, hóa chất độc hại để giúp bệnh nhanh thuyên giảm, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
Những trường hợp bà bầu bị bị viêm phế quản cần đến khám chuyên khoa và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng để đảm bảo an toàn bởi liều lượng sử dụng thuốc cũng như loại thuốc cần được bác sĩ chỉ định phù hợp, không nguy hiểm đến thai nhi.
Bệnh viêm phế quản ở bà bầu là một bệnh nguy hiểm và không thể chủ quan. Bởi việc chủ quan làm tăng nguy cơ biến chứng khó điều trị. Vì thế hãy chú ý một chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi.