Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và khiến các mẹ lo lắng, đặc biệt là ở thời điểm cuối thai kỳ. Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào là băn khoăn của rất nhiều người.
Trong tam cá nguyệt cuối cùng, bà bầu mắc chứng tiêu chảy chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:
- Do sự thay đổi hormone: Ỏ giai đoạn cuối của thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, hormone prostaglandin ở những phụ nữ mang thai được sản sinh nhiều hơn.
Hormone này khiến cho nhu động ruột tăng, thúc đẩy ruột mở ra để loại bỏ hết các chất thải, làm cho ruột trở nên rỗng nhằm tạo điều kiện cho em bé xoay đầu và chui ra ngoài dễ dàng hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu thường mắc chứng tiêu chảy ở 3 tháng cuối thai kỳ.
– Do nguồn thức ăn: Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy là do nguồn thức ăn. Nếu mẹ bầu ăn những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc ăn thức ăn quá nhiều đạm và dầu mỡ...sẽ khiến các mẹ đối mặt với các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng..
– Bổ sung vitamin không đúng cách: Vitamin rất cần thiết cho những người phụ nữ mang thai, giúp mẹ và thai nhi được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng vitamin sai cách hoặc lạm dụng vitamin thì có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, không những vậy còn làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh khác liên quan tới gan, thận, dạ dày...
- Dị ứng sữa bầu: Sữa dành riêng cho bà bầu cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp dị ứng sữa bầu xuất hiện ở thời điểm cuối thai kỳ mặc dù trước đó mẹ bầu không hề bị dị ứng.
Bên cạnh các nguyên nhân gây bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ như đã kể trên, bà bầu mắc chứng tiêu chảy còn có thể do mắc các bệnh đường ruột như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày… hoặc do bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, hay cũng có thể là do phải dùng các loại thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh...
Đọc thêm bài viết:
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp an toàn, hiệu quả
Bà bầu ăn lạc được không? Lạc có lợi hay có hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi?
Bất cứ vấn đề sức khỏe nào trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong thời gian cuối thai kỳ đều khiến các mẹ bầu băn khoăn, lo lắng. Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người.
Theo các bác sĩ, trong trường hợp mẹ bầu gặp vấn đề táo bón lâu ngày, sau đó đột nhiên bị tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài nhiều lần thì đây có thể là một hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm.
Khi bị tiêu chảy và không kèm theo các dấu hiệu bất thường của cơ thể, như mẹ bị đau bụng dữ dội hoặc cơn sốt rét...thì các mẹ không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kèm theo triệu chứng là các cơn co thắt liên tục, kéo dài, thì lúc này mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối không nguy hiểm bạn nhé. Đây là dấu hiệu bà bầu sắp lâm bồn, cho nên mẹ chỉ cần ăn uống đầy đủ, chuẩn bị tâm thế thật tốt để đón con yêu chào đời.
Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày, kèm theo các hiện tượng đau bụng dữ dội thì lại là cảnh báo những vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm vì đi ngoài nhiều, không cầm được khiến cơ thể mẹ bị mất nước, gây suy kiệt cơ thể.
Khi bị tiêu chảy, các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, chứng tỏ mẹ bầu bị mất nước là liên tục cảm thấy khát nước, môi và miệng khô, nước tiểu đậm màu, són tiểu, chóng mặt, đau đầu, lên cơn sốt rét. Trong trường hợp cơ thể có những biểu hiện này, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định điều trị hoặc được kê đơn thuốc.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ có thể là tình trạng sức khỏe bình thường hoặc cảnh báo những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy cách phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ là gì?
Dưới đây là một số cách phòng tránh tiêu chảy hiệu quả dành cho mẹ bầu:
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm gây tiêu chảy: Thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng.
- Ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm tái, sống.
- Lựa chọn sữa bầu phù hợp, ưu tiên các loại sữa có chứa nhiều chất xơ.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Điều quan trọng nhất khi bị tiêu chảy ở bà bầu 3 tháng cuối là các mẹ cần bổ sung nước cho cơ thể vì cơ thể sẽ bị mất nước đáng kể. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe, thậm chí tính mạng của những bà bầu có thể bị đe dọa.
Vậy khi bị tiêu chảy, bà bầu cần điều trị như thế nào? Các bác sĩ cho biết phần lớn các trường hợp tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày. Vì thế, các mẹ chỉ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, cho cơ thể tự phục hồi.
Theo đó, nguyên tắc bù nước: nhu cầu cơ bản là khoảng 2000ml + (số lần tiêu chảy x 200ml) chẳng hạn mẹ bầu bị tiêu chảy 5 lần sẽ cần bù lượng nước là: 2000+ 5×200= 3000ml.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang dùng thuốc, cần có sự tư vấn của bác sĩ vì rất có thể loại thuốc mẹ đang dùng có tác dụng phụ là gây ra tình trạng tiêu chảy.
Khi điều trị tiêu chảy, cần tránh ăn các thức ăn giàu chất béo, đồ chiên, thức ăn cay, sữa và sản phẩm từ sữa. Cần lưu ý không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để cầm tiêu chảy mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Để phòng tránh biến chứng mất nước, mẹ bầu cần uống nhiều nước lọc hoặc uống các dịch bù nước như: Oresol, nước muối đường, nước gạo rang muối đường, nước cháo loãng muối trắng….
Trên đây là một số thông tin liên quan tới hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối. Nắm bắt những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm hơn và xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp để chuẩn bị sức khỏe cũng như tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp tới.