Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng của rất nhiều người gặp phải. Đặc biệt nếu như ở phụ nữ đang mang bầu nó cực kì nguy hiểm. Vậy bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây biết cách bổ sung sắt cho mình.

1. Thế nào là thiếu máu thiếu sắt?

Thiếu máu thiếu sắt là khi cơ thể không cung cấp đủ lượng sắt tái tạo hemoglobin trong hồng cầu. Tình trạng thiếu máu được xác định khi hàm lượng hemoglobin thấp hơn 11g/dl.Việc thiếu máu rất phổ biến nhất là với phụ nữ mang thai lên tới 50%. Nếu như bà bầu bị thiếu máu gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Ảnh hưởng tới người mẹ:

Khi bị thiếu máu, mẹ bầu sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên bị gãy móng, bị rụng tóc, thường xuyên cảm thấy hụt hơi, xuất hiệu triệu chứng phù nề, dễ bị tao bón hoặc tiêu chảy. 

Nếu mẹ bầu bị thiếu nặng, người mẹ sẽ có thể bị sảy thai, nhau tiền đạo hoặc nhau bong non. Ngoài ra, mẹ bầu bị thiếu máu còn có nguy cơ bị vỡ nước ối sớm hơn, bị sản giật và rất dễ bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn, phụ nữ thiếu máu khi mang thai có tỷ lệ tử vong khi vượt cạn cao hơn bình thường. 

- Ảnh hưởng tới em bé:

Em bé sinh ra do mẹ bị thiếu màu thường nhẹ cân hơn bình thường, cơ thể ốm yếu, dễ sinh thiếu tháng và dễ mắc bệnh. Khi sinh ra, trẻ bẩm sinh yếu ớt và có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn trẻ bình thường. 

Ảnh 2.

Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì? (Ảnh: Internet)

2. Biểu hiện của bà bầu bị thiếu máu

Một số biểu hiện của bà bầu bị thiếu máu gồm:

- Nhức đầu

- Thường bị đau ngực, hồi hộp

- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, nhợt nhạt

- Có cảm giác tê hoặc lạnh ở chân tay

- Mạch đập nhanh

- Khó chịu

- Thân nhiệt thấp

- Giảm khả năng gắng sức

- Móng tay khô, tóc gãy và dễ rụng

- Dễ bị nhiễm trùng

- Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thiếu máu có thể dẫn tới sinh non, khiến trẻ bị chậm phát triển. 

Để kiểm tra xem mình có bị thiếu máu hay không, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để theo dõi và nắm rõ tình trạng sức khỏe. 

3. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Những phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cách tốt nhất để bổ sung sắt cho cơ thể đó là cung cấp từ nguồn thực phẩm. Những loại thực phẩm dưới đây sẽ là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng, sắt cho cơ thể.

2.1. Củ dền đỏ

bà bầu thiếu máu nên ăn gì

Ăn củ dền đỏ giúp mẹ bầu bổ sung máu cũng như chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Bà bầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Bà bầu nên kiêng ăn gì?

Để trả lời cho câu hỏi bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Câu trả lời đó chính là củ dền đỏ, nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất như carbon hydrate, protein, kali, folate và nhiều sodium, magnesium, potassium và vitamin C. Mẹ bầu nên ăn củ dền để bổ sung máu cũng như chống lại quá trình oxy hóa cơ thể, sự mệt mỏi khi mang thai hay ốm nghén và cảm cúm.

2.2. Trứng gà

mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì

Trứng gà là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)

Trứng gà là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, protein các men, hormone và nhiều vitamin có lợi khác cho cơ thể. Đặc biệt trong lòng đỏ trứng gà chứa nhiều các nhóm vitamin như B1, B6, các vitamin tan trong dầu rất tốt cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất bạn có thể ăn từ 3-4 quả trứng một tuần.

2.3. Thịt bò

mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì

Thịt bò chứa hàm lượng sắt cao (Ảnh: Internet)

Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai rất tốt đó chính là thịt bò. Theo nhiều nghiên cứu thịt bò chứa 2.5-3mg sắt. Sắt từ nguồn thực phẩm là thịt động vật là nguồn dinh dưỡng dễ dàng hấp thụ.

2.4. Rau bina

bà bầu thiếu máu nên ăn gì

Rau bina rất tốt cho mẹ bầu (Ảnh: Internet)

Rau bina có chứa hàm lượng sắt khá cao là nguồn thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai rất tốt. Mỗi bát canh rau bina nấu chín có khoảng 3.2mg sắt cũng như nhiều dưỡng chất khác như folate, vitamin C và canxi. Để đổi khẩu vị bạn có thể dùng rau bina xào với thịt để dễ ăn.

2.5. Mật ong

phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì

Mẹ bầu thiếu máu đừng quên mật ong (Ảnh: Internet)

 Trong thời kì mang thai nếu như bị thiếu máu thì mẹ bầu đừng quên bổ sung ngay mật ong hàng ngày, không những bổ sung máu mà còn tránh lão hóa, thanh lọc cơ thể rất tốt.

2.6. Các loại hạt

Các loạt hạt sấy khô là nguồn thực phẩm bổ sung sắt dồi dào cho cơ thể, đó là hướng dương, óc chó, hạnh nhân...Thay vì ăn nhiều bánh kẹo bạn có thể ăn các lọai hạt để bổ sung chất dinh dưỡng.

2.7. Chuối

phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì

Chuối rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Chuối không những hỗ trợ tiêu hóa mà còn là nguồn thực phẩm bổ sung sắt dồi dào cho cơ thể. Mỗi sáng bạn có thể ăn chuối đề ngăn ngừa và phòng chống thiếu máu, giảm táo bón, nhuận tràng cơ thể.

2.8. Cháo bột yến mạch

Nếu như bà bầu muốn thay đổi khẩu bị nhưng vẫn bổ sung được lượng sắt cần thiết thì nên chọn cháo yến mạch.

Trong yến mạch có nhiều chất xơ hòa tan, các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin... giúp ngăn ngừa thiếu máu và có lợi cho hệ tiêu hóa của cơ thể mẹ.

2.9. Súp lơ

bà bầu thiếu máu nên ăn gì

Súp lơ bổ sung sắt dồi dào (Ảnh: Internet)

Thiếu máu nên ăn gì? Nguồn bổ sung sắt rất tốt từ rau xanh có tên súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh được khuyến khích nên ăn khi các bà mẹ đang mang thai. Trong súp lơ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

3. Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu sắt

Ngoài việc quan tâm đến bà bầu thiếu máu nên ăn gì thì khi bổ sung thực phẩm các mẹ bầu cũng cần chú ý:

- Để tăng khả năng hấp thụ sắt một cách tốt nhất mẹ bầu có thể án thêm những loại hao quả, trái cây giàu chất xơ như cam, dâu tây..

- Không uống cafe hay trà khi ăn vì nó có thể cản trở rất nhiều tới quá trình hấp thụ sắt.

- Nên dùng canxi vào thời điểm giữa hai bữa ăn để canxi được hấp thụ một cách tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết bạn có thể biết về bà bầu thiếu máu nên ăn gì và ăn như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe.

Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!

Tác giả: Yến Anh