Như đã biết, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm với đặc trưng là gây ra hiện tượng sốt cao ở người bệnh. Ngoài tình trạng sốt cao thì còn xuất hiện một số triệu chứng khác cụ thể gồm: xuất hiện vết loét trong khoang miệng, có thể nổi phát ban và có bọng nước ở trong bàn tay, bàn chân và thậm chí có thể xuất hiện trên mông hay các bộ phận khác trên cơ thể.
Chân tay miệng được biết đến là một bệnh đặc biệt phổ biến ở Việt Nam, đây là một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng tại nước ta. Hơn nữa, bệnh tay chân miệng ở phụ nữ mang thai còn là nỗi lo lắng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Vậy khi bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Bà bầu và em bé có thể chịu những ảnh hưởng nào?
Tay chân miệng xảy ra do virus thuộc nhóm Enterovirus, đây còn được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh. Hơn nữa, nhóm virus này còn bao gồm nhiều loại khác nhau có thể kể như: Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và một số loại Enterovirus khác.
Tuy nhiên, có thể biết rằng bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thông thường bệnh có thể tự khỏi.
Nhưng cũng có một số nguyên nhân khác, bệnh cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus enterovirus 71 (EV71), virus này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí đối với một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể khiến người bệnh chân tay miệng tử vong.
Đọc thêm:
- Ai có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh tay chân miệng? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Các nghiên cứu của các chuyên gia y tế co biết rằng, virus gây bệnh tay chân miệng rất phổ biến và đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em và người mắc bệnh. Hơn nữa, bệnh chân tay miệng còn là một bệnh có thể lây lan một cách dễ dàng cũng như lây lan một cách nhanh chóng trong các hộ gia đình, đặc biệt là ở trẻ em.
Vậy chân tay miệng có lây cho bà bầu hay không? Thực tế, tay chân miệng là bệnh có thể lây cho bất kỳ ai kể cả người lớn và trong đó có bao gồm cả bà bầu.
Giải đáp thắc mắc chân tay miệng có lây cho bà bầu không thì câu trả lời là Có. Thậm chí có rất nhiều người mắc bệnh mà không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào chứng minh một cách rõ ràng về nguy cơ xấu đối với thai nhi khi mẹ bầu mắc chân tay miệng.
Dù không có nghiên cứu hay tài liệu chứng minh các ảnh hưởng xấu khi mẹ bầu mắc chân tay miệng, tuy nhiên Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) cũng đưa ra khuyến cáo rằng mẹ bầu cũng nên cẩn trọng để tránh bị lây nhiễm bệnh chân tay miệng từ người xung quanh.
Nếu mẹ bầu mắc chân tay miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ còn có thể gây ra hiện tượng sảy thai, dù trường hợp mắc chân tay miệng ở mẹ bầu gây ra sảy thai tương đối hiếm xảy ra. Ngoài ra, chân tay miệng nếu mẹ bầu mắc trước khi sinh thì điều này có thể khiến em bé ngay khi sinh ra đã có thể mắc bệnh ở mức độ nhẹ.
Như giải đáp ở trên cho thấy, dù chưa có một nghiên cứu cụ thể hay chính xác nào cho thấy ảnh hưởng đến bà bầu khi mắc chân tay miệng như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh khi mang thai. Tuy nhiên, việc mắc chân tay miệng có thể gây ra một số ảnh hưởng không đáng có.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe cũng như an toàn cho cả mẹ và bé thì tốt nhất trong thời gian thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh và chú ý đến các biện pháp phòng ngừa khả năng lây nhiễm.
Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh bị nhiễm virus nhóm Enterovirus đều bị bệnh ở thể nhẹ, dù hiếm khi dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan, bao gồm gan và tim có thể gây tử vong. Nhưng đối với các trường hợp nếu bệnh xuất hiện trong 2 tuần đầu sau khi mẹ bầu sinh thì nguy cơ bị nhiễm bệnh nặng của trẻ sau sinh lúc này sẽ cao hơn.
Tương tự như các đối tượng khác, bà bầu bị tay chân miệng thì vẫn có thể gặp các biến chứng trên cơ thể người mẹ. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm não, màng não hoặc bị viêm cơ tim hay người bệnh bị viêm phổi.
Dù được biết đây là các biến chứng rất hiếm gặp đối với người mắc chân tay miệng như bà bầu nhưng lại rất nguy hiểm và thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng khi bà bầu mắc chủng Enterovirus típ 71 còn có thể gây tử vong.
Hơn nữa, thời gian 3 tháng đầu nếu mắc chân tay miệng thì bà bầu có thể gặp phải tình trạng thai phụ có nguy cơ bị sảy thai vì người bệnh sốt cao nhưng tỷ lệ này rất hiếm gặp vì thế nên phụ nữ mang thai mắc chân tay miệng không cần quá lo lắng.
Tương tự khi bà bầu mắc tay chân miệng trước khi sinh có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con và có các triệu chứng tại thời điểm sinh hoặc khi sinh xong. Dù vậy thì tình trạng này cũng khá hiếm xảy ra.
Sau khi nhiễm mầm bệnh tay chân miệng và trải qua thời gian ủ bệnh mẹ bầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng cụ thể như: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như thường xuyên bị đau họng.
Tuy nhiên, triệu chứng tay chân miệng ở người bệnh lúc này thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó tới điểm tiếp theo sẽ là sự xuất hiện của các đốm đỏ rộp, vết loét trên lưỡi rồi xuất hiện trên nướu răng hay lợi và niêm mạc má.
Bên cạnh đó, ngoài các vị trí trên thì trên da các mẹ bầu cũng đồng thời xuất hiện các nốt ban đỏ. Điều đặc biệt xảy ra là các nốt ban đỏ trên da bà bầu lúc này hầu như không gây ngứa và hầu hết các nốt đỏ này thường nằm nhiều trong lòng bàn tay và lòng bàn chân, một số khác có xuất hiện trên mông hoặc ở cơ quan sinh dục.
Đã biết nếu mẹ bầu mắc tay chân miệng trong thời kì mang thai 3 tháng đầu hoặc gần ngày sinh của mình thì bệnh chân tay miệng bà bầu mắc lúc này có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hoặc em bé sau sinh.
Đối với trường hợp đã mắc tay chân miệng, mẹ bầu cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh cũng như cần nhận các can thiệp y tế kịp thời nếu như xuất hiện các triệu chứng gồm sốt cao liên tục, mất tỉnh táo và tình trạng sức khỏe mẹ bầu diễn biến theo chiều hướng xấu.
Muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ bầu cũng như thai nhi trong suốt quá trình mang thai và sinh con sau này, mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa để quá trình mang bầu có thể được chăm sóc một cách khỏe mạnh nhất.
Một số biện pháp phòng chống tay chân miệng ở bà bầu có thể kể đến gồm:
- Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay bằng nước xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chú ý, tránh hoặc hạn chế tối đã việc tiếp xúc gần với trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng vì virus này là loại virus có thể lây lan qua nước bọt hoặc tiếp xúc gần, khả năng lây lan virus tương tự như bệnh cảm cúm.
- Nếu tiếp xúc với người bệnh, không quên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét của người bệnh.
Đọc thêm bài viết: Làm sao để phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng?
- Các trường hợp người thân hoặc người xung quanh mắc tay chân miệng thì cần rửa sạch các bề mặt vật dụng bị nhiễm khuẩn có thể kể đến như đồ chơi của trẻ. Vệ sinh bằng cách rửa với nước và xà phòng sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
- Nên nhớ tránh tiếp xúc một cách trực tiếp đối với trẻ nhỏ hoặc người xung quanh bị nhiễm bệnh tay chân miệng như ôm, hôn hoặc sử dụng các đồ dùng chung. Đây cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Lựa chọn môi trường sống thoáng đãng, trong lành cũng như giữ gìn vệ sinh các phòng sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tối đa sự phát triển và ẩn nấp của mầm bệnh.
- Quan trọng trong thời gian mang thai, phụ nữ mang thai cần chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất với mục đích giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng sốt, nổi ban hoặc mẹ bầu nghi ngờ bản thân mắc tay chân miệng thì tốt hơn hết mẹ bầu nên nhanh chóng đi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị kịp thời. Quá trình thăm khám và điều trị kịp thời khi mắc tay chân miệng còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ cũng như thai nhi.
Vì chân tay miệng hiện nay vẫn chưa có vaccine đặc hiệu giúp phòng ngừa các loại virus gây bệnh. Vì thế giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách vệ sinh chặt chẽ là điều cần thiết cũng như phát hiện bệnh để kịp thời can thiệp y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
Hy vọng những giải đáp trên có thể giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu bị tay chân miệng có sao không và có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong cũng như sau thai kỳ.
Nguồn tham khảo:
1. Coxsackievirus During Pregnancy