Bà bầu bị đau răng phải làm sao để giảm đau và điều trị an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé?
Hiện tượng đau răng ở phụ nữ mang thai có tỷ lệ cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường. Sự gia tăng nguy cơ này được cho là liên quan đến các thay đổi trong thai kỳ như các yếu tố nội tiết, thiếu calci, ốm nghén và một số các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên do còn liên quan đến thai kỳ nên việc bà bầu bị đau răng phải làm sao, cần xử lý thế nào để an toàn cho sức khỏe mẹ và bé là điều rất được quan tâm.
Như đã nói, do còn có sự liên quan đến thai kỳ nên việc điều trị y tế ở bà bầu bị đau răng cần rất thận trọng và phải được quyết định bởi bác sĩ, tránh gây tác dụng phụ lên thai nhi.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau paracetamol là loại thuốc giảm đau được cho là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Nên nó có thể sử dụng cho bà bầu bị đau răng để giảm đau. Không sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs để giảm đau do đau răng cho bà bầu vì làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật.
- Thuốc kháng sinh: Nếu có viêm nhiễm xảy ra và cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh thì nhóm thuốc này có thể được dùng. Nhưng cần tránh các nhóm thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ lên thai như nhóm quinolon, tetracyclin, aminoglycosid,...
- Nhổ răng: Nhổ răng không phải là một chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ mang thai. Khi cần thiết thì bác sĩ vẫn có thể chỉ định thai phụ nhổ răng nếu cần. Tuy nhiên, nếu buộc phải nhổ răng cho bà bầu thì nên tiến hành vào 3 tháng giữa của thai kỳ là an toàn nhất.
- Trám răng: Khi bà bầu bị sâu răng gây đau răng thì có thể tiến hành trám răng. Trám răng cho bà bầu được khuyên không nên sử dụng thuốc tê để giảm bớt ảnh hưởng đến thai nhi.
Cần lưu ý rằng, chụp X-Quang khi mang thai gây nguy cơ dị tật và tổn thương thai rất cao. Vì vậy, cận lâm sàng này chỉ được xem xét đề nghị nếu thật sự cần thiết và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Khi chụp thì cơ thể của bà bầu phải được che phủ bởi áo bảo hộ để giảm sự tác động lên thai nhi của tia X ở mức thấp nhất.
Đọc thêm:
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp an toàn, hiệu quả
Ngoài các biện pháp can thiệp y tế, khi bà bầu bị đau răng cũng có thể tham khảo một số các biện pháp giảm đau răng tại nhà như:
- Nước muối ấm: Khi bị đau răng, bà bầu có thể pha một chút nước ấm có nhiệt độ vừa phải. Sau đó ngậm nước ấm trong khoảng 30 giây sẽ đem lại hiệu quả giảm đau răng rất tốt.
- Chườm đá lạnh: Chườm lạnh là phương pháp vật lý thường được sử dụng để giảm đau. Vì vậy, có thể chườm lạnh cho bà bầu bị đau răng. Ngoài ra, chườm lạnh còn giúp giảm sưng nề nếu bị đau răng có kèm theo sưng nề các tổ chức quanh răng, má,... Tuy nhiên, không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mà cần phải bọc trong một khăn mỏng trước khi chườm.
- Tỏi: Trong tỏi tươi có chứa hàm lượng nhất định một số hoạt chất kháng sinh, kháng viêm,... nên cũng khá hiệu quả khi sử dụng để giảm đau răng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy vài tép tỏi tươi giã nát và trộn với một chút muối rồi đắp lên trên chỗ đau khoảng 10 phút.
- Gừng: Gừng tươi đem giã nát, sau đó đắp lên vị trí bị đau răng cũng có hiệu quả giảm đau tốt.
- Đinh hương: Hoạt chất eugenol trong cây đinh hương có tác dụng giảm đau, sát trùng, gây tê. Giã nát cây đinh hương sau đó ép chặt ở vị trí răng bị đau giúp giảm đau rõ rệt.
Để ngăn chặn các tác động xấu do đau răng gây ra cho bà bầu và thai nhi thì cách an toàn nhất đó chính là phòng ngừa tốt, không để đau răng xảy ra.
- Bổ sung calci và vitamin D: Cần phải tăng cường bổ sung calci khi mang thai, nếu không sẽ gây thiếu hụt calci và cơ thể buộc phải huy động nguồn calci từ xương và răng, khiến răng yếu hơn. Do đó, cần bổ sung calci cho bà bầu thông qua chế độ dinh dưỡng, đồng thời phải tăng cường vitamin D để tăng hiệu quả hấp thu calci.
- Vệ sinh răng đúng cách: Bà bầu cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, thực hiện động tác nhẹ nhàng và sử dụng các loại kem đánh răng phù hợp,... Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm các loại nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên: Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra, tránh tiến triển gây đau răng.
Trên đây là trả lời cho câu hỏi bà bầu bị đau răng phải làm sao và cách phòng tránh đau răng khi mang thai. Nếu có thêm thắc mắc, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp đầy đủ hơn.