Bà bầu ăn mướp được không? Lưu ý gì khi ăn mướp?

Bà bầu ăn mướp được không? Lưu ý gì khi ăn mướp?
Mướp là loại quả vô cùng quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình. Vậy bà bầu ăn mướp được không? Quả mướp đem đến những tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Quả mướp hương thường được sử dụng làm rau nấu canh, luộc, xào… Là món ăn thanh mát, nhiều dinh dưỡng và có khả năng chữa bệnh rất tốt. Đây là thực phẩm tốt cho mẹ bầu không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong suốt thai kỳ.

1. Bầu ăn mướp được không?

Không chỉ trong những tháng đầu tiên mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn trong suốt cả quá trình mang thai. Từ xa xưa, mướp đã được biết đến với tác dụng thanh nhiệt giải độc và có mặt rất nhiều trong các bữa cơm mùa hè.

Mướp chứa nhiều các chất dinh dưỡng với 0,9g protein, 3g gluxit, nhóm vitamin thiết yếu C, B trong 100g. Không chỉ tốt với người đang mang thai mà còn mang đến nhiều lợi ích với người sau khi sinh.

2. Điểm danh 12 tác dụng của quả mướp đối với sức khoẻ bà bầu

2.1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt

Với thành phần vitamin A có trong quả mướp sẽ giúp phòng tránh tình trạng thoái hóa điểm vàng có thể dẫn đến mù lòa. Những thai phụ thường xuyên cung cấp cho cơ thể các nhóm thực phẩm nhiều vitamin A, C, E, đồng, kẽm thì khả năng bị thoái hóa điểm vàng sẽ giảm tới 25%.

Bên cạnh đó, vitamin A có trong quả mướp còn có tác dụng giúp trị khô mắt đối với thai phụ thường xuyên đi xe máy hoặc phải tiếp xúc nhiều với máy tính di động.

Bà bầu ăn mướp được không? Ăn mướp cần chú ý gì? - Ảnh 2.

Quả mướp được biết đến là thực phẩm tốt đối với sức khoẻ bà bầu trong suốt thai kỳ và sau sinh - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu vào mùa hè: Bà bầu nên ăn gì cho mát?

Tổ yến có tốt cho bà bầu không? Cách nấu tổ yến cho bà bầu

2.2. Ngăn ngừa đau cơ bắp, chuột rút 

Cơ thể thiếu hụt hoạt chất kali có thể dẫn đến đau cơ bắp, khiến bạn dễ bị chuột rút về đêm và sáng sớm. Kali có trong loại quả này sẽ giúp cân bằng dịch thể và hỗ trợ để cơ bắp thư giãn. Nó giúp đẩy nhanh quá trình phân giải protein và carb, mang tới nguồn năng lượng cho cơ bắp. Khoáng chất đồng trong mướp bổ sung nhiều các chất kháng viêm giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp, nâng cao sức mạnh cơ bắp và gắn kết các mô liên kết.

2.3. Giúp phòng tránh thiếu máu

Để sản xuất hemoglobin thì vitamin B6 mà hoạt chất thiết yếu để vận chuyển oxy tới các tế bào và tập trung khoáng chất sắt. Việc thiếu hụt tế bào máu sẽ dẫn đến thiếu máu. Thai phụ bị thiếu máu sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, mệt mỏi. Cung cấp vitamin B6 từ quả mướp sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

2.4. Giúp trị chứng đau nửa đầu

Thiếu hụt magie có thể dẫn đến đau nửa đầu. Magie trong quả  giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, giúp thai phụ giảm chứng đau đầu.

2.5. Nâng cao chức năng não cho mẹ bầu và thai nhi

Oxy là yếu tố thiết yếu để não hoạt động đúng chức năng. Thiếu sắt sẽ làm não không nhận đủ oxy, dẫn tới xuất hiện các triệu chứng như đãng trí, đầu óc thiếu minh mẫn, giảm năng suất hoạt động. Thiếu hụt oxy cũng tác động rất lớn đến sự phát triển thần kinh ở thai nhi. Vì thế bạn nên nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa nhiều sắt như quả mướp.

Bà bầu ăn mướp được không? Ăn mướp cần chú ý gì? - Ảnh 3.

Mướp có thể chế biến thành nhiều món ngon - Ảnh Internet

2.6. Giúp phòng tránh mụn nám, rạn da ở mẹ bầu

Vitamin C trong quảy này giúp giảm hiện tượng khô da, phòng tránh nám mụn cũng như tình trạng lão hóa da sớm. Vitamin C là hoạt chất thiết yếu trong quá trình sản xuất protein để tạo nên gân, da, mạch máu và dây chằng. Nó cũng có khả năng hỗ trợ quá trình lành vết sẹo do mụn gây ra.

2.7. Giúp giảm khả năng tiểu đường

Quả mướp chứa nhiều magie là thành phần không thể bỏ qua trong quá trình chuyển hóa glucose. Mỗi ngày nạp khoảng 100mg magie sẽ giúp giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường tới 15%.

2.8. Phòng tránh các vấn đề về tim 

Vitamin B5 trong quả này giúp giảm các cholesterol xấu và triglyceride, phòng tránh các bệnh về tim mạch.

2.9. Giúp trị táo bón 

Quả mướp chứa nhiều cellulose và nước, giúp thanh lọc máu, gan, giảm nhẹ táo bón.

2.10. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Để điều trị tình trạng tăng huyết áp bạn có thể áp dụng bài thuốc sau. Chuẩn bị 300g mướp, 200g táo ta và thêm 50g chanh, đường phèn bạn cho theo sở thích tuy nhiên cũng không nên nạp nhiều đường vào cơ thể. Sau đó mang mướp, táo ta rửa sạch, bỏ vỏ và ép lấy nước cốt. Còn đường phèn bạn hòa tan cùng cốt chanh. Tiếp theo hòa tan 2 hỗn hợp trên và để tủ lạnh uống lần. Uống liên tục trong 10 ngày.

Bầu ăn mướp được không? Những tác dụng tuyệt vời của mướp - Ảnh 2.

Mướp có nhiều công dụng tuyệt vời (Nguồn: Internet)

2.11. Lợi sữa cho sản phụ sau sinh

Bạn có thể làm món chân giò hầm cùng mướp hoặc sử dụng 1 quả mướp rửa sạch, gọt vỏ và mang đi nấu, cho thêm chút muối và uống trực tiếp đến khi sữa mẹ bầu ra nhiều.

2.12. Làm đẹp da

Ngoài các tác dụng về sức khỏe, mẹ bầu có thể tận dụng quả, lá, dây của quả mướp để làm nước cốt phòng tránh các nếp nhăn trên mặt.

Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, chỉ cần rửa sạch, giã nát 1 trong 3 bộ phận trên sau đó lọc lấy nước cốt và đắp lên mặt vài ngày/lần khoảng 10 - 15 phút.

3. Những lưu ý khi thai phụ ăn mướp

Mướp có tính hàn nên với thai phụ đang bị tiêu chảy thì không nên ăn loại quả này. Nguyên nhân bởi chúng sẽ kích thích dạ dày khó chịu hơn.

Mướp nhiều chất xơ, nếu thai phụ ăn quá nhiều có thể bị hiện tượng chướng bụng. Do đó dẫn đến dễ chán ăn, bỏ qua các thực phẩm dinh dưỡng khác, làm thiếu hụt dưỡng chất cho em bé.

4. Các nhóm thực phẩm thai phụ cần cung cấp đầy đủ suốt thai kỳ

Mỗi ngày, thai phụ cần cung cấp đầy đủ 5 nhóm thực phẩm là: protein, vitamin và khoáng chất, chất béo tốt, carb phức tạp, chất xơ và nước. Cụ thể như sau:

Sữa và các sản phẩm từ sữa để cung cấp protein và canxi.

Các loại đậu giúp cung cấp chất xơ, folate…

Khoai lang giúp cung cấp beta-carotene để chuyển hóa thành vitamin A.

Bầu ăn mướp được không? Những tác dụng tuyệt vời của mướp - Ảnh 3.

Chỉ nên ăn mướp với số lượng vừa đủ, không nên lạm dụng loại thực phẩm này (Nguồn: Internet)

Cá hồi giúp cung cấp chất béo omega-3 chứa nhiều EPA, DHA, canxi.

Trứng giúp cung cấp choline và rất nhiều dưỡng chất.

Bông cải xanh, các loại rau lá xanh bổ sung nhiều chất xơ.

Thịt nạc giúp cung cấp nguồn đạm chất lượng cao, bên cạnh đó còn có sắt, choline và vitamin nhóm B.

Gạo lứt giàu chất xơ, vitamin…

Quả bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, folate và kali.

Các loại trái cây giúp cung cấp chất xơ và vitamin.

Bầu ăn mướp được không? Mướp là loại quả tốt cho người mang thai và mẹ cho con bú, giúp tiết nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn liên tục sẽ dẫn đến mất cân bằng dưỡng chất. Do đó, bạn có thể thay đổi thường xuyên sang các loại rau củ khác như bông cải xanh, các loại rau lá xanh, rau lang,… để nhận đầy đủ dưỡng chất để cung cấp cho cả mẹ và bé có một thai kỳ khoẻ mạnh.


Tác giả: Trang Lê